Cách chọn hướng bếp tuổi Kỷ Mùi 1979 hợp phong thủy

Lựa chọn hướng bếp hợp phong thủy là điều quan trọng và cần thiết bởi nó quyết định đến may mắn cũng như vận khí của gia chủ. Vậy, hướng bếp tuổi Kỷ Mùi nên chọn hướng nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để được giải đáp chi tiết nhất.

Một vài nét về tuổi Kỷ Mùi

tuổi Kỷ Mùi

  • Năm sinh tuổi Kỷ Mùi: 1919, 1979, 2039, 2099, 2159,….
  • Năm sinh âm lịch: Kỷ Mùi
  • Quẻ mệnh: Chấn thuộc Đông tứ mệnh
  • Ngũ hành: Thiên lượng Hỏa.

Chọn hướng đặt bếp tuổi Kỷ Mùi 1979 hợp phong thủy

Gia chủ tuổi Kỷ Mùi nên chọn bếp hướng Đông Nam. Đây là hướng đón gió, mang lại sự thuận lợi, may mắn. Ngoài ra, theo quan niệm bếp là nơi sản sinh ra lửa do đó sàn nhà bếp có thể lát bằng đá sẽ vô cùng thích hợp.

Vị trí tốt để đặt bếp cho tuổi Kỷ Mùi 1979

phong thủy hướng bếp hợp tuổi kỷ mùi

Tuổi Kỷ Mùi khi đặt bếp cần tránh để cửa phòng bếp nằm thẳng và dẫn ra ngoài cửa sổ, nhà chính. Bếp đặt ở vị trí tọa hung hướng cát, tránh điều xú uế. Tránh lò bếp nhìn thằng ra cửa chính của nhà.

Thiết kế bếp phải có cửa sổ hoặc hệ thống thông gió. Phải kê ở nền cao ráo, thoáng không khí và có đầy đủ ánh sáng. Gia chủ sinh năm 1979 nên chọn nội thất bếp màu vàng hoặc màu đỏ để hợp phong thủy.

Những điều cần tránh khi bố trí bếp cho tuổi Kỷ Mùi 1979

  • Không đặt bếp cạnh bồn rửa, hồ nước hay nhà vệ sinh để xung khắc thủy – hỏa.
  • Tránh bố trí bếp ở đối diện cửa phòng vệ sinh.
  • Không đặt giường ngủ trên chỗ nấu bếp.
  • Không bố trí bếp ở gầm cầu thang.
  • Trong nhà bếp không nên có gương soi, bếp không đặt ở vị trí thấm, nghiêng, lệch.

thiết kế phòng bếp tuổi kỷ mùi

Tầm quan trọng của việc chọn hướng bếp hợp phong thủy

Bếp là không gian ấm cúng trong ngôi nhà, tượng trưng cho tài lộc, của cải. Do đó khi xây dựng bếp cần chọn hướng sao cho hợp bản mệnh, phong thủy của gia chủ.

Ngoài ra, bếp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định đến vận khí tốt – xấu của gia đình. Chi phối sự may mắn, tài lộc của các thành viên. Do đó, lựa chọn hướng bếp tuổi Kỷ Mùi hợp phong thủy là điều quan trọng.

Hi vọng những thông tin trong bài viết của chúng tôi đã giúp các bạn hiểu rõ hướng bếp tuổi Kỷ Mùi nên chọn hướng nào. Cũng như cách bố trí nhà bếp phù hợp nhất để mang lại may mắn, tài lộc.

Cách đặt hướng bếp tuổi Bính Dần hợp phong thủy, hút tài lộc

Khi xây nhà, việc sắp xếp bố trí các không gian theo phong thủy là cực kỳ quan trọng, đặc biệt là hướng bếp. Hướng bếp sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tài vận và sự may mắn của gia chủ. Việc lựa chọn đúng hướng bếp tuổi Bính Dần 1986 sẽ giúp gia chủ luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.

Xem thêm: Phong thủy hướng bếp tuổi Mậu Thân tốt nhất, chính xác

Tìm hiểu về hướng đặt bếp

Hướng bếp là nơi đặt bếp để mang lại tài lộc, vận khí, sức khỏe tốt cho cả gia đình. Chính vì thế trước khi đặt bếp bạn cần tìm hiểu thật kỹ về hướng đặt bếp sao cho hợp phong thủy nhất nhé!

Hướng bếp là gì?

Hướng bếp là gì?

Theo phong thủy, người ta xác định hướng bếp bằng cách dựa vào hướng cửa bếp lò, cụ thể như sau:

  • Bếp từ thì không có lửa, do đó bếp từ không được gọi là táo vị nên không tính
  • Bếp lò, bếp than: hướng của bếp là cái miệng cho củi, than vào đun
  • Bếp gas: hướng của bếp gas là hướng ngược với người đứng nấu ăn, tức là hướng của núm vặn tắt mở bếp gas

Trong phong thủy, bếp là nơi nạp khí nên hướng bếp sẽ tính theo hướng thao tác của người nấu nướng nên có thể xem hướng bếp ngược với hướng của người nấu. Nếu lưng người nấu quay về hướng nào thì đó chính là hướng bếp. Bạn dựa vào nguyên tắc này để lựa chọn hướng bếp chính xác nhất.

Đặt hướng bếp theo tuổi để hợp phong thủy

Hướng đặt bếp hợp phong thủy nhất là “tọa hung hướng cát” là đặt bếp hướng xấu và nhìn về hướng xấu để xua đuổi điều xấu, mang lại may mắn cho cả gia đình. Hỏa môn của bếp cần đặt ở hướng tốt để trấn áp khí hung và thu hút khí lành.

Thông tin gia chủ tuổi Bính Dần

tuổi Bính Dần

  • Gia chủ tuổi Bính Dần có năm sinh dương lịch là năm 1986
  • Quẻ mệnh: Khôn Thổ thuộc Tây tứ mệnh
  • Ngũ hành: Lộ Trung Hỏa tức Lửa trong lò

Hướng tốt cho gia chủ tuổi Bính Dần 1986

  • Hướng Tây (Thiên Y): chủ về sức khỏe, tuổi thọ cao, sống lâu.
  • Hướng Tây Nam (Phục Vị): chủ về sức mạnh về tinh thần, giúp gia chủ và các thành viên gặp nhiều may mắn trong học hành và thi cử
  • Hướng Đông Bắc (Sinh Khí): thu hút thêm tài lộc, công danh hanh thông.
  • Hướng Tây Bắc (Diên Niên): các mối quan hệ trong gia đình, tình yêu được bền chặt, hạnh phúc.

hướng bếp tốt

Hướng kỵ gia chủ

  • Hướng Nam (Lục Sát): Mối quan hệ gia đình, tình cảm trục trặc, tan vỡ, dễ vướng vào kiện tụng, tai nạn.
  • Hướng Đông Nam (Ngũ Quỷ): Họa mất tài sản, tranh cãi.
  • Hướng Đông (Họa Hại): Họa thị phi, thất bại.
  • Hướng Bắc (Tuyệt Mệnh): Họa phá sản, bệnh tật nặng.

Gia chủ tuổi Bính Dần nên đặt bếp hướng nào?

Khi đặt hướng bếp cho gia chủ tuổi Bính Dần 1986 bạn nên tham khảo những hướng sau:

Đặt bếp theo hướng Tây

Bếp đặt hướng tây thuộc sao Thiên Y chủ về sức khỏe. Đặt bếp theo hướng này giúp gia chủ và các thành viên luôn mạnh khỏe, có âm lực trợ giúp khi nguy nan và hướng này đặc biệt tốt cho phụ nữ trong gia đình.

Đặt bếp theo hướng Tây Nam

Đặt bếp theo hướng Tây Nam

Đặt bếp hướng tây Nam thuộc cung Phục Vị chủ về hạnh phúc, tinh thần mang lại nhiều may mắn thuận lợi trong công việc, đời sống, học hành thi cử.

Đặt bếp theo hướng Tây Bắc

Hướng Tây Bắc thuộc cung Diên Niên chủ về hạnh phúc gia đình, tình cảm lứa đôi. Đặt bếp hướng này giúp các mối quan hệ của bạn luôn bền chặt, gia đình êm ấm, hạnh phúc.

Đặt bếp theo hướng Đông Bắc

Hướng Đông Bắc thuộc cung Sinh Khí chủ về tài lộc, hướng bếp này mang đến tài lộc, công danh rạng rỡ, con đường quan lộ hanh thông và gặp nhiều may mắn.

Một số lưu ý khác trong chọn hướng bếp tuổi Bính Dần

lưu ý trong chọn hướng bếp tuổi Bính Dần

Khi đặt hướng bếp cho tuổi Bính Dần, bạn nên lưu ý một số điều quan trọng sau:

  • Cửa bếp không được đối diện cửa chính, cửa nhà vệ sinh.
  • Tránh bếp đối diện với phòng ngủ gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
  • Tránh để phía sau bếp là khoảng trống. Nếu sau bếp là cửa sổ có ánh sáng thì sẽ phạm phong thủy, mang lại nhiều điều xui rủi.
  • Lưng bếp nên có chỗ dựa vững chắc (tường).

Trên đây là hướng dẫn cách chọn và đặt hướng bếp tuổi Bính Dần chi tiết nhất. Hy vọng bài viết đã giúp gia chủ tuổi Bính Dần lựa chọn được hướng bếp hợp lý nhất. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, nhiều tài lộc và vạn sự hanh thông!

Xem thêm: Cách đặt hướng bếp tuổi Tân Dậu hợp phong thủy nhất

Gợi ý các mẫu nhà vuông 1 tầng ĐẸP, TIẾT KIỆM CHI PHÍ

Bài viết sau đây của Kiến Trúc N8 sẽ đưa bạn đi khám phá tổng hợp những mẫu nhà vuông 1 tầng đẹp, chắc chắn và hiện đại nhất. Mời bạn đọc chú ý theo dõi!.

1. Video cận cảnh mẫu nhà vuông mái thái 2 tầng diện tích 200 m2 giá rẻ tại vùng nông thôn

2. Một số điều cần biết khi xây dựng nhà 1 tầng

mẫu nhà vuông 1 tầng 5

2.1. Các lưu ý cần nhớ

Khi xây dựng nhà 1 tầng, bạn cần lưu ý tới những vấn đề sau:

Xác định rõ mục đích dùng

Tùy theo từng mục đích dùng mà mỗi nhà có thể xây không gian nhà 1 tầng khác nhau. Nếu xác định xây chỉ với mục đích duy nhất là để ở thì chỉ cần thiết kế đơn giản, thoáng đãng là được.

Trong trường hợp muốn xây để kinh doanh thì chắc chắn không gian sẽ được chia nhỏ ra để tối ưu diện tích nhất.

Tiến hành xác định kích thước cũng như các vị trí của đất

Để đảm bảo nhà xây xong có chất lượng tốt, an toàn và mang vẻ đẹp hoàn hảo nhất, thì việc cần làm đầu tiên là hãy xác định chính xác địa hình đất muốn xây như thế nào.

Khi đã biết địa hình thì phải tính kỹ về kích thước để thi công xây dựng sao cho chuẩn nhất.

Tiến hành xác định các ngân sách xây dựng

Ngân sách bao nhiêu đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình làm nhà vì nó sẽ ảnh hưởng tới khâu thiết kế cho nhà.

Việc xác định rõ ràng ngân sách sẽ giúp quá trình xây dựng được suôn sẻ, tiết kiệm chi phí ở mức tối đa.

Có sự hiểu biết về pháp luật

Hãy chịu khó, nghiên cứu và tìm hiểu về pháp luật trước khi xây dựng để đảm bảo quá trình thi công sẽ suôn sẻ, thuận lợi nhất.

Một số đặc điểm thiết kế nhà 1 tầng

Trước khi bắt tay vào xây dựng, hãy dự tính các số liệu như: Số phòng, phong cách, màu, nội thất, diện tích nhằm phác họa một cách chính xác toàn bộ đặc điểm của ngôi nhà.

Chọn vật liệu xây dựng

Thường thì, để tối ưu chi phí thi công nhất có thể, các gia chủ thường chọn những loại nguyên liệu rẻ mà không màng tới chất lượng. Từ đó, khiến công trình không đảm bảo an toàn. Lời khuyên tốt nhất là hãy chọn loại vật liệu vừa phù hợp với điều kiện kinh tế, vừa đảm bảo yếu tố an toàn cao nhất.

2.2. Hướng dẫn cách tính giá xây dựng nhà 1 tầng

mẫu nhà vuông 1 tầng 6

Thông thường, mọi người đều tính giá xây dựng theo m2. Dù kết cấu, cách thiết kế cho từng không gian nhà là khác nhau nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các quy định về giá sau đây:

  • Giá xây dựng phần thô đối với nhà phố, biệt thự: Từ 2.800.000 – 3.200.000 VNĐ/m2
  • Chi phí xây trọn gói với nhà phố, biệt thự sẽ dao động từ 4.300.000 – 7.000.000 VNĐ/m2.

3. Một số mẫu nhà 1 tầng đẹp, hiện đại, theo xu hướng hàng đầu

Một số mẫu nhà 1 tầng đẹp, hiện đại, độc đáo và đang dẫn đầu xu hướng bạn có thể tham khảo là:

3.1. Mẫu nhà mái thái 1 tầng tại nông thôn đơn giản

mẫu nhà vuông 1 tầng

Mẫu nhà mái thái 1 tầng ở nông thôn chính là sự lựa chọn tương đối hoàn hảo bởi lẽ chúng thiết kế rất đơn giản, tối ưu hóa chi tiết, tập trung chính vào các chức năng cốt lõi trong nhà. Vì thế, nó hay được yêu thích.

3.2. Mẫu nhà vuông 1 tầng 2 phòng ngủ

mẫu nhà vuông 1 tầng 1

Ở mẫu thiết kế này, khi nhìn vào mặt tiền nhà 1 tầng bạn sẽ thấy cách thiết kế cũng như sắp xếp đồ đạc được tiến hành vô cùng khéo léo, tỉ mỉ.

Đây được cho là bản thiết kế khá hiện đại, cực hợp với những gia đình ở nông thôn nhưng sở hữu nhà mang mặt tiền rộng rãi.

Sự kết hợp của gam màu trung tính xám, trắng tương đối hài hòa nhằm mang đến một không gian đẹp, hài hòa và tiện nghi nhất.

3.3. Mẫu nhà phố vuông vắn 1 tầng 3 phòng ngủ hiện đại

mẫu nhà vuông 1 tầng 2

Ngôi nhà 1 tầng 3 phòng ngủ, rộng 120 m2 đi theo phong cách hiện đại đem tới cho bạn sự trẻ trung, cuốn hút, hấp dẫn mắt nhìn vì có sự hài hòa, sắc nét về tổng thể.

3.4. Mẫu nhà vuông 1 tầng 1 tum

mẫu nhà vuông 1 tầng 3

Mẫu nhà vuông 1 tấng 1 tum dưới đây ở Lạng Sơn, có diện tích rộng 120m2. Tổng chi phí xây dựng cho căn nhà này vào khoảng 800 triệu.

Khi nhìn vào mặt tiền, bạn sẽ thấy nhà của mình rất đơn giản, không hề có sự phô trương quá mức. Các đường nét trong kiến trúc thiết kế đơn giản xong lại tinh tế, tạo nên sự hài hòa, hiện đại nhất cho tổng thể.

Các công năng dùng của nhà vuông 1 tầng 1 tum là:

– Tầng 1: Tiền sảnh 7m2, phòng khách, phòng ăn, 2 nhà vệ sinh, 2 phòng ngủ.

– Tầng 2: Sảnh, 1 nhà vệ sinh, 2 phòng ngủ, 1 phòng thờ, 1 sân chơi

3.5. Mẫu nhà 1 tầng 4 phòng ngủ

mẫu nhà vuông 1 tầng 4

Mẫu thiết kế nhà vườn sau đây được xây ở Bắc Giang, có diện tích 150m2 theo xu hướng hiện đại. Sự đơn giản là điều tiên quyết, nổi bật nhất khi nhìn vào tổng thể. Song, vẫn đảm bảo sự giao thoa, hài hòa về mặt không gian.

Ngôi nhà mang hình khối vuông vắn, bền vững cùng nét kiến trúc đơn giản song không kém phần trang nhã, lịch sự. Chúng có thể dùng những màu chủ đạo kết hợp với chân tường màu ghi nhằm tạo một không gian hài hòa, phù hợp nhất.

Các phòng trong nhà: 4 phòng ngủ, sảnh, 1 phòng khách và phòng thờ, 1 phòng bếp, 3 phòng vệ sinh, sảnh phụ, tiền sảnh.

Như vậy, chúng tôi vừa chia sẻ với bạn thông tin về: Gợi ý các mẫu nhà vuông 1 tầng ĐẸP, TIẾT KIỆM CHI PHÍ. Hy vọng là, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hay, hấp dẫn sau khi đọc xong bài viết này.

Cách chọn hướng bếp tuổi mậu ngọ HỢP PHONG THỦY

Cách chọn hướng bếp tuổi mậu ngọ ra sao? Cần lưu ý những gì? Cùng với Kiến Trúc N8 đi khám phá thông tin qua bài chia sẻ sau đây!.

Xem thêm: Cách Đặt Bếp Trong Nhà Chuẩn Phong Thủy Đem Nhiều Tài Lộc

1. Giới thiệu về tử vi tuổi Mậu Ngọ

hướng bếp tuổi mậu ngọ

Người tuổi Mậu Ngọ là những người sinh năm 1978, thuộc cung mệnh Tốn Mộc, cung ngũ hành Thiên Thượng Hỏa.

Theo bản mệnh, người tuổi Mậu Ngọ thuộc tuýp người thông minh, giàu bản lĩnh song lại cực nóng nảy, không kiềm chế được cảm xúc của mình. Vì thế ,nếu họ biết và kiêng kị những điều theo phong thủy là xấu thì sẽ ít nhiều sẽ kìm nén được cảm xúc, có nhiều may mắn trên con đường sự nghiệp.

Nếu đang có ý định xây dựng gian bếp thì cần phải chú ý, tham khảo các thông tin liên quan sao cho phù hợp để bếp vừa là nơi giữ lửa vừa là nơi thu hút vận khí, đem lại sức khỏe, tiền tài và may mắn cho gia chủ.

2. Hướng nhà bếp phù hợp dựa theo phong thủy của người tuổi Mậu Ngọ 1978

Người tuổi Mậu Ngọ 1978 rất phù hợp với một số hướng nhà bếp như: Đông Bắc, Tây, Nam. Còn lại, các hướng khác đều không tốt vì chúng quay lưng lại với hướng nhà. Việc chọn hướng bếp có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giúp bạn đem lại may mắn, hạnh phúc cho gia đình của mình.

Bên cạnh đó, gia chủ cũng cần lưu ý là, hướng nhà bếp tuyệt đối không được thông trực diện với cửa chính nhà vì theo phong thủy điều này sẽ gây hư hao tiền bạc, của cải. Cũng không nên thiết kế bếp đối đầu nhà vệ sinh vì nó làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bạn và gia đình.

Hướng bếp chuẩn là hướng quay lưng của người nấu, là hướng bật bếp (với bếp ga).

3. Vị trí đặt bếp chuẩn dành cho tuổi Mậu Ngọ 1978

hướng bếp tuổi mậu ngọ 1

– Hãy tránh đặt bếp ở những góc nhọn có khả năng chiếu vào nơi nấu nhằm tránh chạm vào các những điều tối kỵ theo thuyết phong thủy, khiến hòa khí trong gia đình đi xuống.

– Không đặt bếp quay về hướng Bắc đồng thời, tránh để bàn ăn ở mương, rãnh, đường nước chảy

– Tránh đặt bếp ở nơi ẩm, không khô ráo.

– Tránh để bếp gần các thiết bị như ấm đun, tủ lạnh…vì đây là những đồ thuộc hành thủy, xung với hành Hỏa (bếp)

4. Màu sắc phù hợp để làm bếp với bản mệnh tuổi Mậu Ngọ năm 1978

Những người tuổi Mậu Ngọ sinh năm 1978 thuộc hành Hỏa nên vận dụng tính Hỏa để kết hợp với những màu phù hợp nhất.

  • Mài sắc tương sinh: Mộc sinh Hỏa theo phong thủy nên hãy chọn màu xanh để giúp năng lượng bản mệnh rộng mở, mọi điều suôn sẻ hơn.
  • Màu sắc tương hợp: Màu đỏ, hồng tím đều thuộc mệnh Hỏa sẽ giúp bạn bổ sung được nhiều năng lượng, đem lại may mắn hơn.
  • Màu chế khắc: Những màu sau đây cũng có thể hợp với người tuổi Mậu Ngọ: Xám, Ghi, Trắng…
  • Màu kiêng kỵ: Những người sinh năm 1978 cực khắc với gam đen, xanh lam vì chúng thuộc hành Thủy, xung Bếp (hành Hỏa). Nếu xây bếp bằng các tone màu này sẽ gây ức chế, khiến gia chủ luôn không thoải mái, làm việc trì trệ, không có năng lượng để làm việc.

5. Một số lưu ý khi đặt hướng bếp tuổi mậu ngọ 1978

hướng bếp tuổi mậu ngọ 2

Trong quá trình đặt hướng bếp tuổi mậu ngọ 1978, bạn cần lưu ý đến một số điều sau:

– Chậu rửa hay khu phụ đều có chức năng để cọ rửa, theo phong thủy chúng là vật dụng sẽ rửa trôi vận khí, những điều may mắn. Vì thế, nên cân nhắc đặt chúng ở hướng xấu.

– Không đặt cửa bếp đối diện cửa chính hay cửa phòng ngủ vì dễ khiến gia chủ gặp tai ương, bệnh tật.

– Bếp cần tránh đặt hoặc nằm sát hướng Tây.

Hy vọng rằng, trong bài viết: Cách chọn hướng bếp tuổi mậu ngọ này,, bạn đã có thêm những kiến thức hay, bổ ích sau khi đọc xong.

Thi Công Nội Thất Trung Tâm Tiếng Anh Sace

Thi Công Nội Thất Trung Tâm Tiếng Anh Sace

Dự Án: Thi Công Nội Thất Trung Tâm Tiếng Anh Sace

Địa điểm: Lê Văn Lương – Hà Nội

Diện Tích: 240m2

Thiết Kế: N8 Architecture

Hoàn Thành: 07/2020
——————————————————————————————————————————————-

Cảm ơn các bạn đã theo dõi và ủng hộ.

15 Mẫu nhà phố tân cổ điển 2, 3, 4 tầng đẹp, sang trọng

Phong cách thiết kế nhà phố tân cổ điển rất được ưa chuộng bởi giá trị thẩm mỹ và ý nghĩa của nó trong tổng quan kiến trúc đô thị. Trong bài viết này, Kiến Trúc N8 sẽ gửi tới bạn những mẫu nhà phố tân cổ điển đẹp, nổi bất nhất tại các đô thị sầm uất, sang trọng. Cùng tham khảo ngay nhé!

Xem thêm: (CHỌN LỌC) 20 Mẫu Nhà Phố Mái Ngói ĐẸP, HIỆN ĐẠI

Nhà phố tân cổ điển là gì?

Nhà phố tân cổ điển là gì?

Nhà phố tân cổ điển là thiết kế mang vẻ đẹp đặc trưng của cách sắp xếp hình khối, không gian, họa tiết đậm tính cổ điển. Thiết kế này mang lại sự sang trọng, quý phải, trang nhã và khẳng định được đẳng cấp, vị thế của gia chủ. Chính vì thế đây là mẫu nhà được giới thượng lưu vô cùng ưa thích.

Các mẫu nhà phố tân cổ điển đẹp, sang trọng

Dưới đây là một số mẫu nhà phố tân cổ điển đẹp, sang trọng, độc đáo mà bạn có thể tham khảo:

Mẫu nhà phố tân cổ điển 2 tầng đẹp hiện đại

nhà phố tân cổ điển 2 tầng 1

Mẫu nhà phố tân cổ điển 2 tầng với tone màu trắng chủ đạo giúp toát lên vẻ nguy nga, bề thế, tinh tế và sang trọng nhất.

nhà phố tân cổ điển 2 tầng 2

Đặc trưng của kiến trúc tân cổ điển là hệ thống cột vuông trang trí nhiều hoa văn, mái vòm và hệ thống lan can với nhiều nét chạm khắc mềm mại.

nhà phố tân cổ điển 2 tầng 3

Nếu diện tích đất xây dựng nhà bạn rộng thì có thể thiết kế mẫu nhà tân cổ điển dạng biệt thự có sân vườn như thế này. Vừa có không gian rộng rãi lại gần gũi với thiên nhiên.

nhà phố tân cổ điển 2 tầng 4

Hệ thống cột tròn kết hợp với mái vòm đặc trưng của phong cách tân cổ điển. Tông màu trắng luôn được ưa chuộng, kết hợp với hệ thống cửa, lan can bằng sắt nổi bật.

nhà phố tân cổ điển 2 tầng 5

Thiết kế nhà phố 2 tầng tân cổ điển chữ L.

Thiết kế nhà phố tân cổ điển 3 tầng

nhà phố tân cổ điển 3 tầng 1

Mẫu nhà phố tân cổ điển 3 tầng phù hợp với những gia đình đông thành viên giúp tăng diện tích sử dụng trong nhà.

nhà phố tân cổ điển 3 tầng 2

Mẫu nhà phố dạng biệt thự được sơn trắng toát lên vẻ sang trọng, nguy nga bề thế, khẳng định được địa vị của chủ nhân.

nhà phố tân cổ điển 3 tầng 3

Lựa chọn những tone màu sơn nhẹ nhàng sẽ giúp công trình kiến trúc của bạn trở nên tinh tế và độc đáo hơn.

nhà phố tân cổ điển 3 tầng 4

Sự kết hợp hoàn hảo giữa kiến trúc nhà phố tân cổ điển và sân vườn, khuôn viên nhiều cây xanh.

nhà phố tân cổ điển 3 tầng 5

Hệ thống cửa kính hiện đại giúp tổng thể căn nhà đẹp hơn, sự hoàn hảo đến từ nét pha trộn hài hòa giữa hiện đại và cổ điển.

Mẫu nhà phố 4 tầng phong cách tân cổ điển

nhà phố tân cổ điển 4 tầng 1

Vẻ đẹp kiến trúc của mẫu nhà phố tân cổ điển thể hiện được phong cách sống của gia chủ, chính vì thế để khẳng định địa vị của họ trong xã hội.

nhà phố tân cổ điển 4 tầng 2

Vẻ đẹp của mẫu nhà này đến từ cách bố trí những chi tiết trang trí đậm chất cổ điển trên nền khối hiện đại.

nhà phố tân cổ điển 4 tầng 3

Hệ thống cột độc đáo với hàng kẻ dọc, hoa văn tinh tế. Hoạ tiết cách điệu ở ban công, mái tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.

nhà phố tân cổ điển 4 tầng 4

Hệ thống cột vuông giúp tạo nên những mảng khối rõ rệt trong kiến trúc và được ốp đá để giữ nét thanh thoát cho ngôi nhà và không bị thô cứng hay đơn điệu.

nhà phố tân cổ điển 4 tầng 5

Gam màu trắng quý phái là điểm đặc trưng thường được sử dụng ở kiến trúc tân cổ điển, tôn lên nét đẹp của những đường vân, họa tiết một cách triệt để nhất.

Với những mẫu nhà phố tân cổ điển đẹp nhất mà Kiến Trúc N8 đã tổng hợp, hy vọng bạn đã lựa chọn được mẫu thiết kế phù hợp và ưng ý nhất cho nhà mình. Trân trọng!

Xem thêm: 15+ Xu hướng thiết kế nhà phố 2 tầng hiện đại với chi phí thấp

Cách chọn hướng bếp tuổi Bính Thìn hợp phong thủy

Bếp là khu vực quan trọng trong tổng thể của một ngôi nhà. Cũng theo quan niệm phong thủy, bếp đong vai trò quyết định đến may mắn, tài lộc và thịnh vượng của các gia đình. Do đó, việc chọn hướng bếp hợp phong thủy là điều quan trọng và cần thiết.

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách chọn hướng bếp tuổi Bình Thìn phù hợp để mang đến tài lộc, may mắn và tránh được những điều cấm kỵ. Mời các bạn cùng tham khảo.

Xem thêm: Cách Đặt Bếp Trong Nhà Chuẩn Phong Thủy Đem Nhiều Tài Lộc

Thông tin gia chủ tuổi Bính Thìn

Thông tin gia chủ tuổi Bính Thìn

Gia chủ tuổi Bính Thìn có năm sinh dương lịch là 1976, mệnh Thổ và thuộc Tây tứ mệnh.

Hướng tốt cho gia chủ tuổi này

  • Hướng Nam (Sinh khí): mang lại tài lộc, công danh, thăng quan phát tài.
  • Hướng Bắc (Thiên y): sức khỏe dồi dào, sống trường thọ.
  • Hướng Đông Nam (Diên niên): củng cố và giữ gìn các mối quan hệ trong gia đình cũng như các mối quan hệ xã hội.
  • Hướng Đông (Phục vị): củng cố sức mạnh về mặt tinh thần.

Hướng kỵ cho gia chủ tuổi Bính Thìn

  • Hướng Tây Bắc (Ngũ Quỷ): đường công danh bị bó hẹp, dễ mất việc, gia đình bất hòa
  • Hướng Tây (Tuyệt mệnh): bệnh tật kéo dài có thể gây chết người
  • Hướng Tây Nam (Họa hại): đường công danh trắc trở, thất bại, hay dính phải thị phi.
  • Hướng Đông Bắc (Lục sát): các mỗi quan hệ trong gia đình bị xáo trộn, dễ dẫn đến kiện tụng.

Lựa chọn hướng bếp tuổi Bính Thìn

hướng bếp tuổi bính thìn

Theo đó, hướng Đông Bắc là hướng đặc biệt tốt cho người tuổi Thìn. Đặt bếp hướng này mang lại sức khỏe dồi dào và tránh tai ương, bệnh tật.

Còn gia chủ tuổi Bính Thìn muốn thăng quan tiến chức, công đường công danh rộng mở thì có thể đặt bếp hướng Tây với nguồn Sinh khí lớn. Ngoài ra, hướng Tây Nam và hướng Tây Bắc cũng là những hướng bếp tuổi Bính Thìn tốt, hợp phong thủy.

Những lưu ý khi lựa chọn hướng bếp tuổi Bính Thìn

Khi lựa chọn hướng bếp tuổi Bính Thìn bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Nhà bếp có hình dạng rõ ràng

Phòng bếp được thiết kế theo kiến trúc của ngôi nhà. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng dùng thiết kế theo phong cách nào đi chăng nữa thì nhà bếp vẫn phải có hình dạng nhất định. Có thể góc cạnh hoặc vuông tùy ý.

Vị trí bếp ở nơi “tọa hung hướng cát”

Gia chủ tuổi Bính Thìn hợp với các hướng Đông Nam, Đông, Nam. Do đó khi lựa chọn hướng bếp cần phải nhìn về các hướng này và đặt bếp ở hướng xấu như Tây Bắc, Bắc, Tây. Vị trí này có ý nghĩa thiêu đốt những điều xấu và thu hút may mắn, tài lộc.

Lựa chọn màu sắc nội thất nhà bếp hợp phong thủy

Lựa chọn màu sắc nội thất nhà bếp hợp phong thủy

Gia chủ sinh năm Bính Thìn thuộc mệnh Thổ do đó bạn có thể chọn các màu sắc tương sinh là cam, đỏ, tím và các màu tương hợp như: nâu nhạt, vàng, nâu đất. Do đó khi lựa chọn nội thất phòng bếp, bạn cần dựa theo mệnh để chọn màu sắc phù hợp nhất.

Ngoài ra, người mệnh Thổ cần tránh các màu xanh lá cây hoặc màu đen, xanh nước biển. Bởi đây là những màu sắc kỵ, xung khắc với mệnh.

Bếp phải ở bên trong ngôi nhà

Bếp là nơi giữ lửa cho gia đình và tượng trưng cho may mắn, tàu vận của gia đình. Do đó bếp bắt buộc phải đặt trong ngôi nhà và tạo thành thể thống nhất. Tuyệt đối không đặt bếp bên ngoài hoặc ở gian phòng khác vì nó không đảm bảo yếu tố phong thủy.

Bếp đầy đủ ánh sáng

Bếp phải đặt ở nơi có đầy đủ ánh sáng và không khí lưu thông tốt. Đây là nơi các thành viên trong nhà tụ họp ăn uống mỗi ngày, ngoài ra ánh sáng tốt giúp việc nấu nướng và vệ sinh dễ dàng hơn.

Tốt nhất nên tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên bằng cách bố trí cửa kính, cửa sổ và nhìn ra không gian thoáng để giúp bữa ăn ngon miệng hơn.

Những điều nên tránh khi bài trí bếp

Những điều nên tránh khi bài trí bếp

Khi bài trí bếp bạn cần tránh những điều dưới đây:

  • Chậu rửa và khu vực phụ cần bố trí ở các hướng xấu như Đông Nam, Nam, Đông, Bắc
  • Cửa bếp nấu không nhìn thẳng vào phòng ngủ và không đối diện cửa chính
  • Không đặt bếp cạnh tủ lạnh, chậu rửa, tránh có cửa sổ phía sau
  • Bếp không đặt đối diện nhà vệ sinh để tránh các luồng khí xấu
  • Không đặt bếp dưới xà ngang
  • Bếp cần có đầy đủ ánh sáng, có thông gió và hút mùi
  • Không đặt bếp ở trên hầm rút, giếng nước
  • Nếu phòng bếp có bồn rửa chén và máy hút khói thì bạn cần đặt máy hút khói trên bếp, bồn rửa chén không được cao hơn bếp
  • Bàn ăn phòng bếp không đặt dưới xà ngang, dầm.

Trên đây là hướng dẫn cách chọn hướng bếp tuổi Bính Thìn hợp phong thủy. Hi vọng thông qua bài viết của chúng tôi các bạn sẽ lựa chọn được vị trí đặt bếp phù hợp nhất để mang lại tài lộc, may mắn.

Xem thêm: Cách lựa chọn hướng bếp tuổi Giáp Tý hợp phong thủy nhất

Cách chọn hướng bếp tuổi Canh Tuất 1970 hợp phong thủy

Bếp là không gian quan trọng trong mỗi ngôi nhà, là nơi giữ lửa cho gia đình đồng thời là nơi khởi nguồn của tiền tài, công việc, địa vị và danh vọng. Do đó, lựa chọn hướng bếp hợp phong thủy sẽ mang lại nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ. Vậy, hướng bếp tuổi Canh Tuất 1970 nên lựa chọn theo hướng nào? Cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để được giải đáp.

Tại sao phải chú trọng thiết kế bếp hợp hướng phong thủy?

Tại sao phải chú trọng thiết kế bếp hợp hướng phong thủy?

Mỗi không gian trong một ngôi nhà đều có những chức năng riêng và phong bếp cũng không ngoại lệ. Không chỉ đơn thuần là nơi nấu nướng mà còn là nơi mọi người cùng tập trung, quây quần bên nhau.

Theo phong thủy, bếp là nơi giữ lửa gia đình, giữ nguồn hạnh phúc, ấm êm và gắn kết mọi thành viên. Do đó, việc thiết kế bếp phù hợp phong thủy là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Từ đó giúp gia chủ luôn gặp nhiều may mắn, tài lộc, gia đình êm ấm, hạnh phúc.

Cách bố trí hướng bếp cho gia chủ tuổi Canh Tuất 1970

Cách bố trí hướng bếp cho gia chủ tuổi Canh Tuất 1970

Hướng bếp tuổi Canh Tuất 1970 nên chọn các hướng tốt như: Đông Nam, Nam, hướng Đông, Bắc vì nó tránh được các điều xấu đồng thời thu hút tài vận, sinh khí cho gia đình.

Ngoài ra, gia chủ tuổi Canh Tuất cũng nên đặt bếp ở các hướng Tây, Tây Nam, Tây Bắc, Đông Bắc bởi nó mang ý nghĩa thiêu đốt những điều không tốt lành, tránh tai họa cho gia đình.

Chọn màu sắc nội thất của căn bếp phù hợp với gia chủ tuổi Canh Tuất 1970

màu sắc bếp tuổi canh tuất

Tuổi Canh Tuất mang mệnh Kim, do đó nội thất của bếp nên chọ màu vàng là màu của hành Thổ, phù hợp với mệnh Kim. Ngoài ra, bạn có thể chọn nội thất màu ánh kim như gạch men, nhựa tổng hợp, mặt đá,….

Ngoài ra, nên chọn nội thất có bề mặt bóng, nhẵn, tránh họa tiết rối mắt để dễ dàng hơn trong việc vệ sinh, lau chùi. Với các thiết bị màu vàng, bạn nên chọn màu vàng nhẹ, tránh vàng rực rỡ sẽ gây chói mắt.

Những điều cần lưu ý khi bố trí nhà bếp cho gia chủ tuổi Canh Tuất 1970

Những điều cần lưu ý khi bố trí nhà bếp tuổi Canh Tuất 1970

Khi lựa chọn hướng bếp tuổi Canh Tuất 1970 bạn cần lưu ý một số vấn đề sau;

  • Chậu rửa và các khu vực xả nước cần đặt ở các hướng xấu như: Tây, Tây anm, Tây Bắc, Đông Bắc
  • Không để cửa của bếp nấu đối diện với cửa chính hoặc cửa phòng ngủ để tránh mang đến bệnh tật cho gia chủ
  • Không bố trí bếp gần tủ lạnh, chậu rửa, tránh có cửa sổ phía sau
  • Tuyệt đối không bố trí bếp đối diện với cửa nhà vệ sinh để tránh làm bẩn nguồn thức ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe
  • Bếp không đặt dưới xà ngang. Gian bếp cần có đủ ánh sáng, tránh ẩm thấp
  • Nhà bếp phải có hệ thống cửa thông gió, hút mùi
  • Bếp đặt nơi kín gió, tránh nơi có đường đi để làm thất thoát tài lộc
  • Không đặt bếp ở hầm rút, trên giếng nước bởi đây là những vị trí xấu, khiến gia đình dễ bất hòa
  • Bồn rửa chén không được cao hơn bếp, máy hút mùi đặt trên bếp.

Hi vọng những thông tin trong bài viết của chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cách chọn hướng bếp tuổi Canh Tuất 1970 từ đó lựa chọn vị trí đặt bếp phù hợp nhất để mang lại tài lộc, may mắn.

Xem thêm:

Cách lựa chọn hướng bếp tuổi Giáp Tý hợp phong thủy nhất

Cách Đặt Bếp Trong Nhà Chuẩn Phong Thủy Đem Nhiều Tài Lộc

Phong thủy hướng bếp tuổi Mậu Thân tốt nhất, chính xác

Gia chủ tuổi Mậu Thân nếu lựa chọn được hướng bếp tốt, hợp phong thủy sẽ tránh được những điều xấu đồng thời mang lại may mắn, tài lộc cho gia đình. Trong khuôn khổ bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn cách lựa chọn hướng bếp tuổi Mậu Thân chuẩn xác nhất, phù hợp với phong thủy.

Tổng quan hướng tốt xấu cho người tuổi Mậu Thân

tư vi tuổi mậu thân

Gia chủ tuổi Mậu Thân là những người có năm sinh dương lịch là 1986, thuộc mệnh Thổ. Do đó về tổng quan hướng tốt xấu cho người tuổi Mậu Thân sẽ như sau:

Hướng tốt:

  • Hướng Sinh Khí (Đông Bắc): Thu hút tài lộc, giúp đường công việc thuận lợi
  • Hướng Diên Niên (Tây Bắc): Các mối quan hệ trong gia đình và tình duyên tốt đẹp
  • Hướng Thiên Y (Tây): Mang lại nhiều sức khỏe, sống lâu
  • Hướng Phục Vị (Tây Nam): Mang lại sức mạnh về tinh thần, may mắn trong thi cử

Hướng xấu:

  • Hướng Họa Hại (Đông): Mang lại nhiều thị phi, bất trắc
  • Hướng Ngũ quỷ (Đông Nam): Con đường sự nghiệp trắc trở, dễ mất việc
  • Hướng Lục Sát (Nam): Các mối quan hệ bị xáo trộn, dễ dẫn đến thù hận, kiện tụng
  • Hướng Tuyệt Mệnh (Bắc): Ốm đau, bệnh tật

Hướng bếp tuổi Mậu Thân hợp phong thủy nhất

phong thủy hướng bếp tuổi mậu thân

Theo các chuyên gia phong thủy, gia chủ tuổi Mậu Thân khi xây dựng bếp, nếu quay về được một trong các hướng tốt như: Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam, Tây thì sẽ mang lại nhiều may mắn, tài lộc.

Ngoài ra, bếp nấu là yếu tố quan trọng bởi mọi bệnh tật đều sinh ra từ đây, do đó hướng bếp có thể đặt ở hướng xấu theo quan niệm Tọa hung hướng cát. Hướng bếp ở đây là hướng của bếp dầu, bếp lò,…

Do đó hướng bếp tuổi Mậu Thân có thể đặt bếp ở các hướng Đông Nam, Đông, Nam, Bắc để thiêu đốt đi những điều kém may mắn.

Những điều cần tránh khi bố trí bếp

Những điều cần tránh khi bố trí bếp

Khi bố trí hướng bếp, gia chủ tuổi Mậu Thân cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Các khu vực phụ và chậu rửa là nơi xả nước trôi do đó cần đặt ở hướng xấu như Đông Nam, Nam, Bắc, Đông
  • Không bố trí cửa bếp nấu đối diện cửa chính hay nhìn thẳng phòng ngủ để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ
  • Không đặt bếp cạnh tủ lạnh, chậu rửa, phía sau không nên có cửa sổ
  • Không bố trí bếp đối diện cửa nhà vệ sinh vì đây là nơi ô uế, dễ dẫn đến bệnh tật, gây mất vệ sinh thực phẩm
  • Không đặt bếp dưới xà ngang tránh hao tốn tài của
  • Không gian bếp cần hài hòa, có đủ ánh sáng và không khí, không được quá ẩm thấp. Phải có khử mùi và thông gió.
  • Để tránh ốm đau, bệnh tật không đặt bếp cạnh hầm rút hay trên giếng nước
  • Nếu trong nhà có máy hút mùi và bồn rửa chén thì máy hút mùi cần đặt trên bếp, bồn rửa chén không được cao hơn bếp và cần phải đặt cách xa khu vực bếp nấu
  • Bàn ăn trong phòng bếp không bố trí dưới xà ngang hoặc dầm để tránh đè nén, ảnh hưởng đến con đường công danh của gia chủ.

Lựa chọn màu sắc nội thất trong bếp

Lựa chọn màu sắc nội thất trong bếp

Gia chủ tuổi Mậu Thân khi lựa chọn nội thất phòng bếp cần ưu tiên màu vàng hoặc màu đỏ sậm. Đây là những màu sắc hợp phong thủy. Ngoài ra, tủ bếp có thể làm bằng nhựa tổng hợp, gạch men,…nhưng đảm bảo bề mặt nhẵn, bóng để dễ dàng vệ sinh, lau chùi.

Trên đây là một số thông tin về cách chọn hướng bếp tuổi Mậu Thân. Hi vọng thông qua bài viết của chúng tôi các bạn sẽ xác định được hướng bếp phù hợp nhất để mang lại may mắn, tài lộc cho gia đình.

Xem thêm:

Cách Đặt Bếp Trong Nhà Chuẩn Phong Thủy Đem Nhiều Tài Lộc

Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống khoa học hợp phong thủy

Nhà ống là một trong những thiết kế nhà ở phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt nó phù hợp với những gia đình sở hữu diện tích đất khá nhỏ hẹp. Tuy nhiên, một trong những bài toán nan giải của đội ngũ kiến trúc sư khi thiết kế nhà ống là bố trí nhà vệ sinh như thế nào để phù hợp và tiết kiệm không gian nhất.

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống hợp lý, đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như công năng sử dụng. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết!

Thiết kế nhà vệ sinh trong nhà ống có đặc điểm gì?

nhà vệ sinh trong nhà ống

Thông thường, những công trình nhà ở diện tích lớn hoặc biệt thự thì nhà vệ sinh sẽ có diện tích rộng từ 5 đến 7m2. Với diện tích lý tưởng do đó nhà tắm và nhà vệ sinh được thiết kế liền nhau, ngăn cách nhau với 1 bức tường.

Tuy nhiên, với không gian nhà ống, gia chủ tường tận dụng những không gian trống khi xây dựng để thiết kế nhà vệ sinh. Do đó, khu vực vệ sinh nhà ống sẽ có diện tích nhỏ, hẹp, không có sự ngăn cách giữa nhà tắm và nhà vệ sinh.

Diện tích nhà vệ sinh nhà ống hợp lý

Nhà vệ sinh nhà ống có diện tích giao động từ 3m2 đến 4m2. Tùy theo diện tích và cách bố trí không gian mà gia chủ có thể xê dịch diện tích nhà vệ sinh thêm hoặc bớt để đáp ứng nhu cầu sử dụng của gia đình.

Cấu trúc nhà vệ sinh trong nhà ống

Cấu trúc nhà vệ sinh trong nhà ống

Với diện tích không quá lý tưởng, do đó cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống sẽ gồm các khu vực như: bồn cầu, bồn rửa và khu tắm đứng. Ngoài ra, khi thiết kế vệ sinh cho nhà ống bên cạnh sự thông thoáng gia chủ cần lưu ý và phân biệt không gian khô và ướt.

  • Khu vực khô sẽ lắp bồn cầu và bồn rửa mặt
  • Khu vực ướt sẽ dành để tắm

Ngoài ra, để tránh cảm giác chật chội, không nên lắp thêm vách ngăn cố định giữa các khu vực.

Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống

Dưới đây là một số cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống mà bạn có thể tham khảo:

Chọn vị trí tiện nghi để bố trí nhà vệ sinh cho nhà ống

Trong thiết kế nhà ống, cần tránh bố trí nhà vệ sinh nằm trên lối vào nhà và nằm trên khu vực phòng ngủ, bếp ăn. Bạn có thể đặt nhà vệ sinh ở nơi thuận tiện, thoáng khí để tiện cho đi lại.

Những không gian nhà ống xây trên mảnh đất bị xéo vạt thì thông thường nhà vệ sinh sẽ được bố trí ở góc thừa vừa để cho miếng đất xây nhà vuông vức và đảm bảo tính phong thủy.

Nếu nhà ống có nhiều tầng, ở mỗi tầng nhà vệ sinh cần bố trí theo trục thẳng đứng để dễ lắp đường điện và đường ống nước. Nhà vệ sinh nên bố trí góc cuối cùng của ngôi nhà để che khuất tầm nhìn. Không bố trí nhà vệ sinh đối diện phòng ngủ hoặc cửa bếp.

Bố trí nhà vệ sinh nhà ống dưới gầm cầu thang

Bố trí nhà vệ sinh nhà ống dưới gầm cầu thang

Đây cũng cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống hợp lý, điều này vừa giúp tận dụng tối đa không gian vừa đảm bảo sự tiện nghi. Tuy nhiên, thiết kế nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang bạn cần lưu ý một số vấn đề về phong thủy bởi nó ảnh hưởng đến sự nghiệp, đường công danh và sức khỏe của thành viên trong gia đình.

Cách hóa giải nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang chuẩn phong thủy

Trong trường hợp bắt buộc phải bố trí nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang thì bạn có thể tham khảo một số cách hóa giải dưới đây:

  • Đặt chậu cây xanh cạnh nhà vệ sinh để hóa giải âm khí
  • Đặt đá thạch anh bảo bình trong phòng tắm để cân bằng âm khí

Lưu ý khi thiết kế nhà vệ sinh trong nhà ống

Khi thiết kế nhà vệ sinh trong nhà ống bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Không thiết kế nhà vệ sinh ở trung tâm ngôi nhà

Theo phong thủy, trung tâm nhà ở thuộc Thổ, trong khi đó nhà vệ sinh mang tính Thủy mà thổ lại khắc Thủy do đó nếu bố trí nhà vệ sinh ở trung tâm ngôi nhà sẽ ảnh hưởng đến con đường tài lộc, công danh của gia chủ.

Nhà vệ sinh và bồn cầu không nên thiết kế cùng hướng

Nhà vệ sinh và bồn cầu không nên thiết kế cùng hướng

Tuyệt đối không thiết kế bồn cầu và nhà vệ sinh cùng hướng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, tiền tài của gia đình.

Không thiết kế nhà vệ sinh đối diện cửa chính

Nhà vệ sinh đối diện cửa chính là điều đại kỵ bởi các luồng khí tốt khi vào nhà sẽ lọt hết vào nhà vệ sinh khiến gia chủ thất thoát tiền tài, hay bị ốm đau, mệt mỏi, lắm bệnh tật.

Nhà vệ sinh không được nằm trên phòng ngủ

Nhà vệ sinh nằm trên phòng ngủ cũng là điều đại kỵ trong phong thủy, điều này sẽ khiến gia chủ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, giấc ngủ không tốt.

Không thiết kế nhà vệ sinh cuối hành lang

Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống hợp phong thủy là tránh thiết kế nhà vệ sinh cuối hành lang để tránh ảnh hưởng xấu đến người sống trong nhà, đặc biệt là người già và trẻ em.

Không cải tạo phòng ngủ từ nhà vệ sinh cũ

Tuyệt đối không cải tạo phòng ngủ từ nhà vệ sinh cũ bởi nhà vệ sinh đã sử dụng sẽ tồn đọng nhiều uế khí, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần gia chủ.

Không thiết kế nhà vệ sinh cạnh phòng thờ

Thờ cúng là nơi trang nghiêm và linh thiêng do đó không bố trí nhà vệ sinh cạnh phòng thờ để tránh ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm vốn có.

Thiết kế nhà vệ sinh nên có cửa sổ và hệ thống thông gió

Thiết kế nhà vệ sinh nên có cửa sổ

Nhà vệ sinh cần có hệ thống thông gió và cửa sổ để tạo sự thoáng đáng đồng thời giúp các uế khí xấu đi ra ngoài.

Cách nới rộng nhà vệ sinh nhỏ trong nhà ống

Với những không gian nhà vệ sinh chật hẹp gia chủ thường tìm cách cơi nới để rộng rãi, đáp ứng nhu cầu sử dụng. Dưới đây là một số cách nới rộng nhà vệ sinh nhỏ trong nhà ống mà bạn có thể tham khảo:

Chọn gạch ốp sáng màu

Chọn gạch ốp sáng màu

Với những không gian diện tích không quá lý tưởng thì các gam màu sáng là sự lựa chọn hàng đầu. Do đó, bạn có thể chọn gạch ốp nhà vệ sinh màu sáng để không gian thông thoáng hơn.

Dùng giấy dán tường tạp cảm giác tươi mới cho nhà vệ sinh nhỏ

Nên ưu tiên các loại giấy dán tường với tranh phong cảnh 3D để tạo chiều sâu cho nhà vệ sinh từ đó tạo cảm giác nới rộng căn phòng hơn.

Dùng gương lớn nới rộng diện tích nhà vệ sinh nhà ống

Gương cũng là một trong những cách nới rộng nhà vệ sinh nhỏ trong nhà ống. Gương trang trí giúp không gian thoáng rộng hơn và tạo cảm giác thông thoáng cho căn phòng.

Tận dụng góc của nhà vệ sinh

Tận dụng góc của nhà vệ sinh

Tuyệt đối không nên bỏ qua các phần góc của nhà vệ sinh. Bạn có thể tận dụng nó để bố trí bồn tắm đứng hoặc bồn rửa tay. Việc bài trí nội thất này vừa tiết kiệm diện tích lại giúp không gian nhà vệ sinh rộng rãi hơn.

Tiết kiệm diện tích sàn

Để tiết kiệm diện tích sàn cho nhà vệ sinh nhà ống, cách tốt nhất là bạn gắn các thiết bị đồ dùng lên cao hoặc lên tường thay vì bố trí chúng ở dưới mặt sàn.

Chọn bồn rửa dài và hẹp, đặt bồn rửa phân cách mặt đất

Chọn bồn rửa dài và hẹp, đặt bồn rửa phân cách mặt đất

Khi lựa chọn bồn rửa mặt cho nhà vệ sinh trong nhà ống, bạn nên ưu tiên các loại bồn phân cách mặt đất, dài và hẹp và có thể tận dụng phần không gian thừa phía dưới để đặt tủ đồ nhỏ.

Trên đây là một số cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống khoa học, hợp phong thủy. Hi vọng thông qua bài viết của chúng tôi các bạn sẽ biết cách thiết kế bố trí không gian nhà vệ sinh sao cho phù hợp nhất.

Xem thêm:

Ý Tưởng Thiết Kế Phòng Vệ Sinh Đẹp Và Hợp Lý Nhất 2019

10+ Mẫu bản vẽ nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang nhỏ gọn, đẹp