Hiện nay, có rất nhiều bản vẽ nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang đẹp, được nhiều người yêu thích, lấy làm chuẩn mực để thiết kế cho chính ngôi nhà của mình. Hãy cùng chúng tôi tham khảo vài mẫu thiết kế vệ sinh hay ho, vừa hiện đại, tiện nghi lại hợp thẩm mỹ trong bài chia sẻ này nhé.

1. Nên hay không nên việc xây nhà vệ sinh ở dưới cầu thang?

Để biết việc xây nhà vệ sinh ở dưới cầu thang là nên hay không, bạn cần xét tới ưu, nhược điểm của nó như thế nào mới có thể kết luận chính xác được. Theo đó:

– Về ưu điểm: Xây nhà vệ sinh ở dưới cầu thang là cách tối ưu hóa diện tích sử dụng, tiết kiệm không gian một cách tốt nhất mà vẫn đầy đủ tiện nghi, không làm ảnh hưởng gì tới công năng dùng.

– Về nhược điểm: Xét theo phong thủy thì rõ ràng việc xây nhà vệ sinh ở dưới cầu thang là không hề thuận. Nguyên nhân là bởi, cầu thang được ví như cốt yếu của ngôi nhà, là “mạch nối” các tầng với nhau được chặt chẽ. Nó còn mang ý nghĩa là nơi sinh ra tài lộc, vượng khí cho gia chủ. Trong khi đó, nhà vệ sinh lại toàn chứa những thứ ô uế, bẩn thỉu do chất thải sinh hoạt của con người tạo ra. Vậy nên, nếu xây nhà vệ sinh ở dưới cầu thang sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới vận khí, con đường tài lộc, sức khỏe cũng như những mối quan hệ xã hội của chủ nhân ngôi nhà.

2. Chi tiết những ảnh hưởng từ việc xây nhà vệ sinh dưới cầu thang theo phong thủy

Nếu xây dựng nhà vệ sinh dưới cầu thang theo phong thủy thì rất có thể:

– Làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe gia đình gia chủ

Do cầu thang là nơi sinh khí, được ví như “lá phổi” của ngôi nhà. Vì thế, nếu nó bị ô nhiễm bởi sự ô uế từ nhà vệ sinh lên sẽ khiến nhà bị những luồng khí xấu tấn công, gây tổn hại sức khỏe cho gia đình.

– Đem tới những điều không tốt: Nhà vệ sinh chính là nơi toát ra những luồng khí lạnh cũng như những chất thải sinh hoạt ô nhiễm, chứa quá nhiều vi khuẩn gây bệnh. Vì thế, nếu đặt khu vệ sinh ở dưới cầu thang thì chẳng khác nào chính bạn đang giẫm lên những thứ không may mắn, không tốt đẹp.

– Gây lục đục, mâu thuẫn trong gia đình: Như đã nói, cầu thang chính là nơi liên kết giữa những tầng trong nhà. Trong khi đó, nhà vệ sinh lại sinh ra âm khí lớn, chúng lan tỏa trong không gian, ngay dưới cầu thang sẽ khiến gia chủ luôn ở trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, dễ sinh mâu thuẫn.

– Xung khắc ngũ hành (nếu đặt nhà vệ sinh gần nhà bếp): Chúng ta đều biết, ngũ hành hỏa tượng trưng cho gian bếp, ngũ hành thủy lại đại diện cho nhà vệ sinh, Vì thế, đương nhiên không thể đặt sát cạnh nhau được. Hơn nữa, khí uế ở gần nhà vệ sinh bị ám vào đồ ăn sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của chủ nhân căn nhà.

3. Chỉ bạn cách hóa giải toilet, nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang

Để hóa giải nhà vệ sinh nằm dưới gầm cầu thang có thể gây ra những điều xấu, bạn cần ghi nhớ một số cách sau:

– Tuyệt đối không để nhà vệ sinh ở vị trí trung tâm nhà.

– Tuyệt đối không thiết kế nhà vệ sinh đối diện với phòng bếp, phòng ngủ, phòng khách hay cửa chính.

– Chủ động thiết kế một đường ống thông khí hay cửa sổ nhằm tiêu, thoát ô uế, để những luồng năng lượng xấu mau chóng thoát ra ngoài nhằm giảm âm khí lan khắp nhà theo lối cầu thang.

– Tuyệt đối không xây nhà vệ sinh dưới dạng mở.

– Dùng đá thạch anh để bổ sung dương khí, thu hút tài lộc, cân bằng với luồng âm khí xấu.

– Trong trường hợp nhà vệ sinh đang đối diện với phòng bếp, phòng ngủ hay cửa chính thì bạn có thể khắc phục bằng cách sử dụng vách ngăn để giãn cách hai nơi tuyệt đối.

– Sử dụng các cây có yếu tố phong thủy để hóa giải âm khí cũng khá tốt.

4. Cách làm nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang từ A-Z

Để làm nhà vệ sinh dưới cầu thang vừa đẹp, tiện lợi và đầy đủ công năng cũng như hợp phong thủy nhất, bạn cần thực hiện tốt những điều sau:

Tính toán kích thước nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang chuẩn

– Kích thước nhà vệ sinh dưới cầu thang theo tiêu chuẩn: 4-6 m2

– Kích thước nhà vệ sinh dưới cầu thang mức tối thiểu: 2,5 – 3m2

– Kích thước toilet trong nhà vệ sinh dưới cầu thang.

Cận cảnh bản vẽ nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang chi tiết

Cận cảnh bản vẽ nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang chi tiết

– Nhìn vào bản vẽ chi tiết bạn sẽ thấy phía dưới gầm cầu thang còn trống chỗ, hãy tận dụng triệt để phần diện tích này để làm nhà vệ sinh.

Cận cảnh bản vẽ nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang chi tiết 2

– Ở bản vẽ này thì chiều rộng đã được tăng thêm do cầu thang có xu hướng xoãi. Hãy áp dụng xây dựng nội thất như bản vẽ để có được không gian thoải mái nhất.

Cân đối chi phí thiết bị vệ sinh và nguyên vật liệu hợp lý

Dù có thiết kế hay xây theo kiểu nào thì bạn cũng cần cân nhắc chi phí về thiết bị cũng như vật liệu xây dựng sao cho hợp lý, tiết kiệm nhất. Bạn có thể tham khảo bảng phí tiền sau đây:

Cân đối chi phí thiết bị vệ sinh và nguyên vật liệu hợp lý

5. Những lưu ý cần nhớ khi làm nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang

– Hãy trang trí theo lối đơn giản, hài hòa nhất.

– Nếu mọi người dùng vệ sinh thường xuyên thì cần đặt bồn ở bên ngoài, phần trong tối giản về nội thất.

– Tiến hành chọn gạch lát nền, gạch ốp chung màu với tường để có sự liên kết, hài hòa tổng thể.

– Hãy đặt túi thơm hay các đồ có khả năng khử mùi hoặc dùng quạt hút mùi trong nhà vệ sinh.

– Tiến hành dọn rửa thường xuyên nhằm đảm bảo sự sạch sẽ.

– Nên lựa chọn các thiết bị vệ sinh sao cho phù hợp, vừa với kích cỡ nhất.

– Cần đảm bảo ánh sáng sẽ mang lại sự dễ chịu cho người dùng.

– Tiến hành tối giản về nội thất.

7. Một số mẫu thiết kế nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang nhỏ gọn và tiện dụng

nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang 4

nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang 5

nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang 6

nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang 7

nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang 8

nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang 9

nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang 10

nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang 11

nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang 12

nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang 13

nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang 14

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về: Các mẫu bản vẽ nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang. Mong rằng, bạn sẽ có thêm những kiến thức hay, hấp dẫn sau khi đọc xong bài viết này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *