Phong thủy hướng bếp tuổi Mậu Thân tốt nhất, chính xác

Gia chủ tuổi Mậu Thân nếu lựa chọn được hướng bếp tốt, hợp phong thủy sẽ tránh được những điều xấu đồng thời mang lại may mắn, tài lộc cho gia đình. Trong khuôn khổ bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn cách lựa chọn hướng bếp tuổi Mậu Thân chuẩn xác nhất, phù hợp với phong thủy.

Tổng quan hướng tốt xấu cho người tuổi Mậu Thân

tư vi tuổi mậu thân

Gia chủ tuổi Mậu Thân là những người có năm sinh dương lịch là 1986, thuộc mệnh Thổ. Do đó về tổng quan hướng tốt xấu cho người tuổi Mậu Thân sẽ như sau:

Hướng tốt:

  • Hướng Sinh Khí (Đông Bắc): Thu hút tài lộc, giúp đường công việc thuận lợi
  • Hướng Diên Niên (Tây Bắc): Các mối quan hệ trong gia đình và tình duyên tốt đẹp
  • Hướng Thiên Y (Tây): Mang lại nhiều sức khỏe, sống lâu
  • Hướng Phục Vị (Tây Nam): Mang lại sức mạnh về tinh thần, may mắn trong thi cử

Hướng xấu:

  • Hướng Họa Hại (Đông): Mang lại nhiều thị phi, bất trắc
  • Hướng Ngũ quỷ (Đông Nam): Con đường sự nghiệp trắc trở, dễ mất việc
  • Hướng Lục Sát (Nam): Các mối quan hệ bị xáo trộn, dễ dẫn đến thù hận, kiện tụng
  • Hướng Tuyệt Mệnh (Bắc): Ốm đau, bệnh tật

Hướng bếp tuổi Mậu Thân hợp phong thủy nhất

phong thủy hướng bếp tuổi mậu thân

Theo các chuyên gia phong thủy, gia chủ tuổi Mậu Thân khi xây dựng bếp, nếu quay về được một trong các hướng tốt như: Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam, Tây thì sẽ mang lại nhiều may mắn, tài lộc.

Ngoài ra, bếp nấu là yếu tố quan trọng bởi mọi bệnh tật đều sinh ra từ đây, do đó hướng bếp có thể đặt ở hướng xấu theo quan niệm Tọa hung hướng cát. Hướng bếp ở đây là hướng của bếp dầu, bếp lò,…

Do đó hướng bếp tuổi Mậu Thân có thể đặt bếp ở các hướng Đông Nam, Đông, Nam, Bắc để thiêu đốt đi những điều kém may mắn.

Những điều cần tránh khi bố trí bếp

Những điều cần tránh khi bố trí bếp

Khi bố trí hướng bếp, gia chủ tuổi Mậu Thân cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Các khu vực phụ và chậu rửa là nơi xả nước trôi do đó cần đặt ở hướng xấu như Đông Nam, Nam, Bắc, Đông
  • Không bố trí cửa bếp nấu đối diện cửa chính hay nhìn thẳng phòng ngủ để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ
  • Không đặt bếp cạnh tủ lạnh, chậu rửa, phía sau không nên có cửa sổ
  • Không bố trí bếp đối diện cửa nhà vệ sinh vì đây là nơi ô uế, dễ dẫn đến bệnh tật, gây mất vệ sinh thực phẩm
  • Không đặt bếp dưới xà ngang tránh hao tốn tài của
  • Không gian bếp cần hài hòa, có đủ ánh sáng và không khí, không được quá ẩm thấp. Phải có khử mùi và thông gió.
  • Để tránh ốm đau, bệnh tật không đặt bếp cạnh hầm rút hay trên giếng nước
  • Nếu trong nhà có máy hút mùi và bồn rửa chén thì máy hút mùi cần đặt trên bếp, bồn rửa chén không được cao hơn bếp và cần phải đặt cách xa khu vực bếp nấu
  • Bàn ăn trong phòng bếp không bố trí dưới xà ngang hoặc dầm để tránh đè nén, ảnh hưởng đến con đường công danh của gia chủ.

Lựa chọn màu sắc nội thất trong bếp

Lựa chọn màu sắc nội thất trong bếp

Gia chủ tuổi Mậu Thân khi lựa chọn nội thất phòng bếp cần ưu tiên màu vàng hoặc màu đỏ sậm. Đây là những màu sắc hợp phong thủy. Ngoài ra, tủ bếp có thể làm bằng nhựa tổng hợp, gạch men,…nhưng đảm bảo bề mặt nhẵn, bóng để dễ dàng vệ sinh, lau chùi.

Trên đây là một số thông tin về cách chọn hướng bếp tuổi Mậu Thân. Hi vọng thông qua bài viết của chúng tôi các bạn sẽ xác định được hướng bếp phù hợp nhất để mang lại may mắn, tài lộc cho gia đình.

Xem thêm:

Cách Đặt Bếp Trong Nhà Chuẩn Phong Thủy Đem Nhiều Tài Lộc

Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống khoa học hợp phong thủy

Nhà ống là một trong những thiết kế nhà ở phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt nó phù hợp với những gia đình sở hữu diện tích đất khá nhỏ hẹp. Tuy nhiên, một trong những bài toán nan giải của đội ngũ kiến trúc sư khi thiết kế nhà ống là bố trí nhà vệ sinh như thế nào để phù hợp và tiết kiệm không gian nhất.

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống hợp lý, đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như công năng sử dụng. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết!

Thiết kế nhà vệ sinh trong nhà ống có đặc điểm gì?

nhà vệ sinh trong nhà ống

Thông thường, những công trình nhà ở diện tích lớn hoặc biệt thự thì nhà vệ sinh sẽ có diện tích rộng từ 5 đến 7m2. Với diện tích lý tưởng do đó nhà tắm và nhà vệ sinh được thiết kế liền nhau, ngăn cách nhau với 1 bức tường.

Tuy nhiên, với không gian nhà ống, gia chủ tường tận dụng những không gian trống khi xây dựng để thiết kế nhà vệ sinh. Do đó, khu vực vệ sinh nhà ống sẽ có diện tích nhỏ, hẹp, không có sự ngăn cách giữa nhà tắm và nhà vệ sinh.

Diện tích nhà vệ sinh nhà ống hợp lý

Nhà vệ sinh nhà ống có diện tích giao động từ 3m2 đến 4m2. Tùy theo diện tích và cách bố trí không gian mà gia chủ có thể xê dịch diện tích nhà vệ sinh thêm hoặc bớt để đáp ứng nhu cầu sử dụng của gia đình.

Cấu trúc nhà vệ sinh trong nhà ống

Cấu trúc nhà vệ sinh trong nhà ống

Với diện tích không quá lý tưởng, do đó cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống sẽ gồm các khu vực như: bồn cầu, bồn rửa và khu tắm đứng. Ngoài ra, khi thiết kế vệ sinh cho nhà ống bên cạnh sự thông thoáng gia chủ cần lưu ý và phân biệt không gian khô và ướt.

  • Khu vực khô sẽ lắp bồn cầu và bồn rửa mặt
  • Khu vực ướt sẽ dành để tắm

Ngoài ra, để tránh cảm giác chật chội, không nên lắp thêm vách ngăn cố định giữa các khu vực.

Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống

Dưới đây là một số cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống mà bạn có thể tham khảo:

Chọn vị trí tiện nghi để bố trí nhà vệ sinh cho nhà ống

Trong thiết kế nhà ống, cần tránh bố trí nhà vệ sinh nằm trên lối vào nhà và nằm trên khu vực phòng ngủ, bếp ăn. Bạn có thể đặt nhà vệ sinh ở nơi thuận tiện, thoáng khí để tiện cho đi lại.

Những không gian nhà ống xây trên mảnh đất bị xéo vạt thì thông thường nhà vệ sinh sẽ được bố trí ở góc thừa vừa để cho miếng đất xây nhà vuông vức và đảm bảo tính phong thủy.

Nếu nhà ống có nhiều tầng, ở mỗi tầng nhà vệ sinh cần bố trí theo trục thẳng đứng để dễ lắp đường điện và đường ống nước. Nhà vệ sinh nên bố trí góc cuối cùng của ngôi nhà để che khuất tầm nhìn. Không bố trí nhà vệ sinh đối diện phòng ngủ hoặc cửa bếp.

Bố trí nhà vệ sinh nhà ống dưới gầm cầu thang

Bố trí nhà vệ sinh nhà ống dưới gầm cầu thang

Đây cũng cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống hợp lý, điều này vừa giúp tận dụng tối đa không gian vừa đảm bảo sự tiện nghi. Tuy nhiên, thiết kế nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang bạn cần lưu ý một số vấn đề về phong thủy bởi nó ảnh hưởng đến sự nghiệp, đường công danh và sức khỏe của thành viên trong gia đình.

Cách hóa giải nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang chuẩn phong thủy

Trong trường hợp bắt buộc phải bố trí nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang thì bạn có thể tham khảo một số cách hóa giải dưới đây:

  • Đặt chậu cây xanh cạnh nhà vệ sinh để hóa giải âm khí
  • Đặt đá thạch anh bảo bình trong phòng tắm để cân bằng âm khí

Lưu ý khi thiết kế nhà vệ sinh trong nhà ống

Khi thiết kế nhà vệ sinh trong nhà ống bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Không thiết kế nhà vệ sinh ở trung tâm ngôi nhà

Theo phong thủy, trung tâm nhà ở thuộc Thổ, trong khi đó nhà vệ sinh mang tính Thủy mà thổ lại khắc Thủy do đó nếu bố trí nhà vệ sinh ở trung tâm ngôi nhà sẽ ảnh hưởng đến con đường tài lộc, công danh của gia chủ.

Nhà vệ sinh và bồn cầu không nên thiết kế cùng hướng

Nhà vệ sinh và bồn cầu không nên thiết kế cùng hướng

Tuyệt đối không thiết kế bồn cầu và nhà vệ sinh cùng hướng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, tiền tài của gia đình.

Không thiết kế nhà vệ sinh đối diện cửa chính

Nhà vệ sinh đối diện cửa chính là điều đại kỵ bởi các luồng khí tốt khi vào nhà sẽ lọt hết vào nhà vệ sinh khiến gia chủ thất thoát tiền tài, hay bị ốm đau, mệt mỏi, lắm bệnh tật.

Nhà vệ sinh không được nằm trên phòng ngủ

Nhà vệ sinh nằm trên phòng ngủ cũng là điều đại kỵ trong phong thủy, điều này sẽ khiến gia chủ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, giấc ngủ không tốt.

Không thiết kế nhà vệ sinh cuối hành lang

Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống hợp phong thủy là tránh thiết kế nhà vệ sinh cuối hành lang để tránh ảnh hưởng xấu đến người sống trong nhà, đặc biệt là người già và trẻ em.

Không cải tạo phòng ngủ từ nhà vệ sinh cũ

Tuyệt đối không cải tạo phòng ngủ từ nhà vệ sinh cũ bởi nhà vệ sinh đã sử dụng sẽ tồn đọng nhiều uế khí, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần gia chủ.

Không thiết kế nhà vệ sinh cạnh phòng thờ

Thờ cúng là nơi trang nghiêm và linh thiêng do đó không bố trí nhà vệ sinh cạnh phòng thờ để tránh ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm vốn có.

Thiết kế nhà vệ sinh nên có cửa sổ và hệ thống thông gió

Thiết kế nhà vệ sinh nên có cửa sổ

Nhà vệ sinh cần có hệ thống thông gió và cửa sổ để tạo sự thoáng đáng đồng thời giúp các uế khí xấu đi ra ngoài.

Cách nới rộng nhà vệ sinh nhỏ trong nhà ống

Với những không gian nhà vệ sinh chật hẹp gia chủ thường tìm cách cơi nới để rộng rãi, đáp ứng nhu cầu sử dụng. Dưới đây là một số cách nới rộng nhà vệ sinh nhỏ trong nhà ống mà bạn có thể tham khảo:

Chọn gạch ốp sáng màu

Chọn gạch ốp sáng màu

Với những không gian diện tích không quá lý tưởng thì các gam màu sáng là sự lựa chọn hàng đầu. Do đó, bạn có thể chọn gạch ốp nhà vệ sinh màu sáng để không gian thông thoáng hơn.

Dùng giấy dán tường tạp cảm giác tươi mới cho nhà vệ sinh nhỏ

Nên ưu tiên các loại giấy dán tường với tranh phong cảnh 3D để tạo chiều sâu cho nhà vệ sinh từ đó tạo cảm giác nới rộng căn phòng hơn.

Dùng gương lớn nới rộng diện tích nhà vệ sinh nhà ống

Gương cũng là một trong những cách nới rộng nhà vệ sinh nhỏ trong nhà ống. Gương trang trí giúp không gian thoáng rộng hơn và tạo cảm giác thông thoáng cho căn phòng.

Tận dụng góc của nhà vệ sinh

Tận dụng góc của nhà vệ sinh

Tuyệt đối không nên bỏ qua các phần góc của nhà vệ sinh. Bạn có thể tận dụng nó để bố trí bồn tắm đứng hoặc bồn rửa tay. Việc bài trí nội thất này vừa tiết kiệm diện tích lại giúp không gian nhà vệ sinh rộng rãi hơn.

Tiết kiệm diện tích sàn

Để tiết kiệm diện tích sàn cho nhà vệ sinh nhà ống, cách tốt nhất là bạn gắn các thiết bị đồ dùng lên cao hoặc lên tường thay vì bố trí chúng ở dưới mặt sàn.

Chọn bồn rửa dài và hẹp, đặt bồn rửa phân cách mặt đất

Chọn bồn rửa dài và hẹp, đặt bồn rửa phân cách mặt đất

Khi lựa chọn bồn rửa mặt cho nhà vệ sinh trong nhà ống, bạn nên ưu tiên các loại bồn phân cách mặt đất, dài và hẹp và có thể tận dụng phần không gian thừa phía dưới để đặt tủ đồ nhỏ.

Trên đây là một số cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống khoa học, hợp phong thủy. Hi vọng thông qua bài viết của chúng tôi các bạn sẽ biết cách thiết kế bố trí không gian nhà vệ sinh sao cho phù hợp nhất.

Xem thêm:

Ý Tưởng Thiết Kế Phòng Vệ Sinh Đẹp Và Hợp Lý Nhất 2019

10+ Mẫu bản vẽ nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang nhỏ gọn, đẹp

Chọn màu sơn phòng ngủ đẹp, ấn tượng, hợp phong thủy nhất

Lựa chọn màu sơn phòng ngủ đẹp, hợp phong thủy không chỉ mang đến không gian sang trọng mà còn giúp gia chủ có những giấc ngủ ngon, tạo sự thoải mái, thư thái trong tâm hồn. Tuy nhiên, tùy theo nhu cầu cũng như tuổi tác mà cách lựa chọn màu sơn phòng ngủ sẽ có sự khác biệt.

Xem thêm:

Bí Quyết !!! Làm Thế Nào Để Có Một Phòng Ngủ Đẹp Như Mơ?

Màu sơn phòng ngủ nên chú ý điều gì?

Khi lựa chọn màu sơn cho phòng ngủ, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Thoải mái về mặt thị giác

màu sơn phòng ngủ thoải mái về thi giác

Phòng ngủ là nơi nghỉ ngơi sau ngày dài làm việc mệt mỏi do đó khi lựa chọn màu sắc bạn cần ưu tiên những gam màu dịu nhẹ, tạo cảm giác thoải mái về mặt thị giác. Theo đó, gam màu trung tính là sự lựa chọn hoàn hảo, tránh sử dụng màu sắc lòe loẹt hoặc các màu nóng bởi chúng gây nhức mắt, khó chịu.

Màu sơn phòng ngủ phù hợp với từng lứa tuổi

Màu sơn phòng ngủ phù hợp với từng lứa tuổi

Tùy từng độ tuổi sẽ có cách lựa chọn màu sơn phòng ngủ đẹp khác nhau. Chẳng hạn, người lớn tuổi thiên về các màu trầm, còn người ít tuổi thiên về màu trẻ trung, năng động.

Tương đồng với gam màu chủ đạo

Màu sơn phòng ngủ tuong đồng với màu chủ đạo

Một trong những lưu ý khi lựa chọn màu sắc phòng ngủ là phù hợp với màu sơn chủ đạo của tổng thể ngôi nhà. Điều này đảm bảo sự thống nhất, hài hòa với nội thất và không gian của các phòng.

Phòng ngủ nên sơn màu gì đẹp?

Vậy, phòng ngủ nên sơn màu gì đẹp để đảm bảo tính thẩm mỹ?

Phòng ngủ sơn màu trung tính

Các gam màu trung tính là sự lựa chọn hàng đầu cho màu sơn phòng ngủ bởi chúng hợp thị giác, dễ bố trí và kết hợp nội thất.

  • Màu nâu trung tính

phòng ngủ màu nâu

Gam màu này tạo cảm giác nhẹ nhàng, ấm áp cho căn phòng. Phòng ngủ màu nâu hợp với những người trung tuổi mang lại sự hiện đại, sang trọng.

  • Màu kem

phòng ngủ màu kem

Màu kem cũng là màu sắc trung tính phù hợp để sơn phòng ngủ, nó tạo cảm giác sạch sẽ, nhẹ nhàng. Đặc biệt, gam màu này phù hợp với những bạn gái mong muốn có phòng ngủ ngọt ngào, lãng mạn.

  • Màu trắng

phòng ngủ màu trắng

Màu trắng cũng là màu sắc không thể bỏ qua khi sơn phòng ngủ. Gam màu này tạo nên sự sang chảnh, đẳng cấp và hiện đại. Nó phù hợp với những đôi vợ chồng mới cưới. Tuy nhiên màu trắng mang tới nhiều ánh sáng do đó nó có thể gây lóa mắt.

  • Màu xám

phòng ngủ màu xám

Màu xám cũng là gam màu trung tính bạn có thể lựa chọn để sơn phòng ngủ. Nó mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng và phù hợp với mọi lứa tuổi khác nhau. Đặc biệt, màu sắc này dễ kết hợp với các đồ nội thất khác.

Phòng ngủ sơn màu nóng

Nếu yêu thích các gam màu nóng, bạn có thể lựa chọn một trong số các màu sắc dưới đây để thỏa mãn nhu cầu trang trí của bản thân.

  • Màu tím

phòng ngủ màu tím

Gam màu này nếu khéo léo và biết kết hợp sẽ mang đến hiệu quả trang trí cao, giúp căn phòng mộng mơ, lãng mạn hơn.

  • Màu hồng

phòng ngủ màu hồng

Hồng cũng là gam màu nóng được nhiều cô nàng yêu thích để sơn phòng ngủ. Tuy nhiên, bạn cần biết cách tiết chế và lựa chọn độ đậm nhạt phù hợp để giúp không gian đẹp hơn.

  • Màu vàng

phòng ngủ màu vàng

Đây là màu sắc thể hiện cho năng lượng tràn đầy. Màu sơn này phù hợp với trẻ em mới lớn hoặc các bạn trẻ, nó giúp căn phòng ấm áp, dễ chịu hơn.

Phòng ngủ sơn màu lạnh

Các gam màu lạnh giúp phòng ngủ tươi mát hơn, nó phù hợp cho các chung cư hoặc tòa nhà cao tầng, căn hộ trong thành phố.

  • Màu xanh nước biển

phòng ngủ màu xanh nước biển

Màu xanh nước biển mang lại cảm giác tươi mát, dễ chịu, đặc biệt vào mùa hè thì đây là màu sắc lý tưởng nhất để sơn phòng ngủ.

  • Màu xanh lá cây

phòng ngủ màu xanh lá cây

Đây cũng là màu sơn phòng ngủ đẹp mà bạn có thể sử dụng. Nó mang lại cảm giác mang cả thiên nhiên vào phòng, phù hợp với trẻ em hoặc những cô nàng nhẹ nhàng, nữ tính.

  • Màu xanh ngọc lam, xanh coban

phòng ngủ màu xanh coban

Những gam màu xanh này phù hợp để trang trí phòng ngủ. Nó là màu lạnh do đó bạn cần biết cách phối hợp, bài trí đồng thời tạo điểm nhấn cho không gian.

Sơn phòng ngủ theo phong thuỷ

Việc lựa chọn màu sơn cho phòng ngủ không chỉ tùy theo sở thích mà bạn có thể lựa chọn theo phong thủy. Tùy theo mệnh của gia chủ mà màu sắc cho phòng ngủ sẽ khác nhau. Điều này giúp mang lại may mắn, thuận lợi trong công việc và cuộc sống.

Sơn phòng ngủ hợp mệnh Kim

Sơn phòng ngủ hợp mệnh Kim

Nếu bạn thuộc mệnh Kim, bạn có thể sơn phòng ngủ với các màu sắc như trắng ánh kim, màu vàng hoặc màu nâu, vàng đất. Gia chủ mệnh kim cần tránh các màu như cam, đỏ, hồng, tím.

Sơn phòng ngủ mệnh Mộc

Sơn phòng ngủ mệnh Mộc

Mệnh Mộc phù hợp với các màu sắc xanh lá cây, gam màu này giúp bạn có tinh thần thoải mái hơn. Do đó, nếu là người mệnh Mộc, bạn có thể chọn màu xanh lá hoặc xanh nước biển, tránh các màu vàng ánh kim hoặc trắng ánh kim.

Sơn phòng ngủ mệnh Thuỷ

Sơn phòng ngủ mệnh Thuỷ

Gia chủ mệnh Thủy có thể chọn màu sơn phòng ngủ đẹp gồm các màu xanh coban, xanh nước biển, xanh da trời hoặc các màu như trắng ánh kim, màu vàng.

Sơn phòng ngủ mệnh Hoả

Sơn phòng ngủ mệnh Hoả

Mệnh Hỏa phù hợp với các gam màu nóng như hồng, đỏ, tím, cam. Tuy nhiên, bạn nên giảm bớt tông màu để tạo sự hài hòa, tránh ảnh hưởng đến thị giác. Ngoài ra, mệnh Hỏa có thể chọn các gam màu xanh của mệnh Mộc và tránh các màu của mệnh Thủy.

Sơn phòng ngủ mệnh Thổ

màu sơn phòng ngủ mệnh thổ

Nâu đất là màu sơn phòng ngủ đẹp, hợp mệnh Thổ. Ngoài ra, gia chủ mệnh này còn có thể lựa chọn các gam màu nóng như hồng, đỏ, cam, tím,…tránh các màu xanh lá cây.

Trên đây là gợi ý một số màu sơn phòng ngủ đẹp, hợp phong thủy. Hi vọng thông qua bài viết của chúng tôi các bạn sẽ lựa chọn được cho mình màu sắc phù hợp nhất để trang trí không gian phòng ngủ đẹp và ấn tượng.

Xem thêm:

(40+) Mẫu giấy dán tường phòng ngủ ĐẸP ẤN TƯỢNG!!!

5 Ý Tưởng Trang Trí Phòng Ngủ 10m2 Đẹp Không Chê Vào Đâu Được

 

Cách chọn hướng bếp tuổi Ất Sửu 1985 hợp phong thủy

Khi thiết kế và xây dựng phòng bếp, gia chủ cần lưu ý đến các yếu tố phong thủy để mang lại may mắn, thuận lợi cho gia đình. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để tìm hiểu về hướng bếp tuổi Ất Sửu sao cho hợp lý nhất nhé!

Tổng quan hướng tốt xấu cho người tuổi Ất Sửu

hướng theo phong thủy tuổi Ất Sửu 1985

Gia chủ tuổi Ất Sửu có năm sinh dương lịch là 1985, thuộc mệnh Kim. Dưới đây là cách xme hướng bếp tuổi Ất Sửu mà bạn có thể tham khảo.

Xem hướng tốt tuổi Ất Sửu

  • Hướng tốt: Đông Bắc, Tây, Tây Bắc, Tây Nam
  • Hướng xấu: Đông, Đông Nam, Nam, Bắc

Giải nghĩa phong thủy tuổi Ất Sửu

  • Thiên Y: Sức khỏe tốt, sống trường thọ
  • Sinh khí: Mang lại tài lộc, con đường công danh thuận lợi
  • Diên Niên: Các mối quan hệ được củng cố, thắt chặt
  • Phục vị: Mang lại sức mạnh về mặt tinh thần, mang đến may mắn trong thi cư
  • Ngũ quỷ: Công việc gặp nhiều khó khăn, hay cãi vã
  • Lục sát: các mối quan hệ tình cảm bị xáo trộn, kiện tụng, thù hận
  • Tuyệt mệnh: Bệnh tật hiểm nguy, phá sản.

Hướng bếp tuổi Ất Sửu hợp phong thủy, đại cát đại lợi

Hướng bếp tuổi ất sửu

Dưới đây là cách lựa chọn hướng bếp tuổi Ất Sửu mà bạn có thể tham khảo:

Hướng hợp tuổi

Hướng Tây Nam: Diên niên

Hướng Tây: Được Sinh khí

Hướng Đông Bắc: Được Thiên y

Hướng Tây Bắc: Được Phục vị

Hướng không hợp tuổi

Hướng Bắc: Phạm Lục sát

Hướng Đông Nam: Phạm Họa hại

Hướng Đông: Phạm Ngũ quỷ

Hướng Nam: Phạm Tuyệt mệnh

Chọn hướng tốt đặt bếp để giải hung đón cát

 hướng tốt đặt bếp tuổi ất sửu

Dưới đây là một số hướng tốt gia chủ tuổi Ất Sửu cần đặt để giải hung đón cát

  • Tọa Đông hướng Tây

Gia chủ tuổi Ất Sửu mệnh Càn nên đặt bếp hướng Tây để nhận được sinh khí tốt, tốt cả về đường tài lộc, sức khỏe cũng như con cái. Đặc biệt, hướng này có lợi cho nam giới.

Ngoài ra, bếp hướng Tây có tọa ở phương Đông thuộc Ngũ quỷ nên hóa giải và thiêu đốt những điều xấu, mang lại may mắn cho gia đình.

  • Tọa Đông Nam hướng Tây Bắc

Người mệnh Càn đặt bếp hướng Tây Bắc có Phục vị tốt giúp gia đình và các mối quan hệ càng thêm khăng khít, bền chặt. Đặc biệt, bếp hướng Tây Bắc tọa Đông Nam thuộc cung họa hại do đó nó sẽ hóa giải điều cấu, biến hung thành cát và mang lại tài lộc cho gia đình.

  • Tọa Tây Nam hướng Đông Bắc

Gia chủ tuổi Ất Sửu hướng Đông Bắc cũng tốt vì nhận được Thiên y. Đặt bếp hướng này mang lại sức khỏe tốt, sống thọ, tăng thêm hạnh phúc và được quý nhân phù trợ.

Thêm vào đó, hướng bếp tuổi Ất Sửu là Đông Bắc có tọa Tây Nam sẽ khắc phục được những điều xấu, tránh ảnh hưởng đến gia đình.

  • Tọa Đông Bắc hướng Tây Nam

Tây Nam cũng là hướng tốt để gia chủ tuổi Ất Sửu có thể chọn làm hướng đặt bếp. Hướng này mang lại sự êm ấm, hòa thuận trong gia đình, tạo mối quan hệ tốt. Ngoài ra, hướng Tây Nam tọa Đông Bắc sẽ hạn chế những điều xấu, đảm bảo may mắn, tài lộc cho gia đình.

Một số lưu ý khi xem hướng bếp tuổi Ất Sửu

lưu ý khi xem hướng bếp tuổi Ất Sửu

Khi xem hướng bếp cho tuổi Ất Sửu bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nếu hướng nhà được 1 trong các hướng tốt như: Đông Bắc, Tây, Tây Bắc, Tây Nam thì bạn có thể đặt bếp quay về 1 trong các hướng tốt này, trừ hướng nhà vì hướng bếp và hướng nhà cần kỵ nhau.
  • Hướng bếp cần đặt hướng xấu, nhìn về hướng tốt để mang lại may mắn
  • Gia chủ tuổi Ất Sửu nên đặt bếp tọa hướng Đông, Đông Nam, Bắc, Nam để thiêu đốt những điều xấu.
  • Khu vực chậu rửa cần đặt ở các hướng xấu
  • Cửa bếp nấu tránh đổi diện với cửa chính hoặc cửa phòng ngủ để tránh bệnh tật
  • Bếp không đặt đối diện nhà vệ sinh để tránh các bệnh về đường ăn uống
  • Bếp không đặt dưới xà ngang
  • Không đặt bếp trên hầm rút, giếng nước để tránh ốm đau, mất hòa khí trong nhà.
  • Nếu nhà bếp có máy hút mùi, bồn rửa chén thì máy hút mùi cần đặt trên bếp, bồn rửa chén không được cao hơn bếp.
  • Nội thất phòng bếp cho gia chủ tuổi Ẩt Sửu là màu vàng hoặc màu ánh kim.

Trên đây là một số cách lựa chọn hướng bếp tuổi Ất Sửu hợp phong thủy. Hi vọng thông qua bài viết của chúng tôi các bạn sẽ lựa chọn được hướng bếp phù hợp nhất nhằm mang lại tài lộc, may mắn.

Xem thêm:

Cách lựa chọn hướng bếp tuổi Giáp Tý hợp phong thủy nhất

9 quy tắc thiết kế nhà bếp bạn phải thuộc lòng

Phong cách thiết kế nội thất cổ điển là gì? Top 15 Mẫu đẹp

Thiết kế nội thất theo phong cách cổ điên gây ấn tượng rất mạnh mẽ đến người nhìn bởi những ưu điểm vượt trội như tính thẩm mỹ cao, thể hiện được gu tinh tế và đẳng cấp của gia chủ. Bạn đang muốn thiết kế nội thất cổ điển cho không gian nhà mình thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Xem thêm: Tìm Hiểu Các Phong Cách Thiết Kế Nội Thất Phổ Biến Nhất 2019

Sự ra đời của phong cách thiết kế nội thất cổ điển

Phong cách thiết kế nội thất cổ điển được lấy cảm hứng từ nền kiến trúc cổ đại Hy Lạp và La Mã. Phong cách này được kế thừa từ 2 nền văn hóa nên có sự hoàn hảo gần như tuyệt đối, áp dụng tỉ lệ vàng để tạo nên những tuyệt tác khiến mọi người đều phải trầm trồ.

Phong cách thiết kế cổ điển không ngừng sáng tạo để phù hợp với thời đại và đây được xem là thiết kế đỉnh cao nhất.

Thế nào là phong cách nội thất cổ điển?

Thế nào là phong cách nội thất cổ điển?

Phong cách thiết kế nội thất cổ điển dựa trên các nguyên tắc, sự cân bằng và đối xứng theo quy định chặt chẽ, với không gian vô cùng cầu kỳ, trau chuốt và nét đẹp vượt thời gian của những vòng cung, những đường nét, chi tiết phào chỉ và những hoa văn được chạm trổ công phu, đẹp mắt.

Điểm nổi bật trong phong cách này là kỹ thuật dát bạc, vàng để trang trí nội thất trở nên tinh tế, sang trọng và đắt giá nhất.

Một số đặc điểm chính của thiết kế nội thất cổ điển

Dưới đây là những đặc điểm nổi bật của thiết kế nội thất cổ điển:

Nghệ thuật đối xứng và cân bằng

Nghệ thuật đối xứng và cân bằng là nét đặc trưng nhất của phong cách cổ điển. Bạn cần thiết kế 2 bên cân xứng nhau và tạo ra một thể thống nhất.

Màu sắc trong trang trí

Màu sắc của phong cách cổ điển chủ yếu là màu trầm như vàng sẫm, đen, nâu. Những màu này tượng trưng cho tầng lớp quý tộc, vẻ đẹp sang trọng và quý phái nhất. Bạn cũng có thể phối hợp với những gam màu trung tính như xám, xanh rêu, đỏ rượu vang để tạo điểm nhấn.

Điểm nhấn trong trang trí

Điểm nhấn trong trang trí

Điểm nhấn của phong cách này chú ý đến kích thước của nội thất, có thể là bộ bàn ghế lớn hoặc cầu thang đồ sộ, bức tường lớn được trang trí cầu kỳ hay những bức bích họa lớn.

Chi tiết trang trí

Phong cách cổ điển ưu tiên những chi tiết hoa mỹ, cầu kỳ, chạm khắc tỉ mỉ và những đường cong mềm mại, trau chuốt nhất.

Những họa tiết, hoa văn của phong cách này lấy cảm hứng từ hóa lá thiên nhiên, trang trí dạng đối xứng mang lại sự thu hút nhất định cho không gian.

Đồ nội thất trong phong cách cổ điển

Nội thất phong cách cổ điển chủ yếu mang giá trị cao về mặt tinh thần, có thể là món đồ mang hình dáng cầu kỳ, được chạm trổ tinh xảo mang dáng dấp đẳng cấp quý tộc của vua chúa những thế kỷ trước như tràng kỳ, sofa, đồng hồ,… thể hiện đẳng cấp và địa vị của người sở hữu.

Vật liệu sử dụng

vật liệu sử dụng

Vật liệu chính của phong cách này là thạch cao, gỗ tự nhiên, đá hoa cương và các chi tiết trang trí được mạ vàng hoặc bạc. Ngoài ra còn có thể sử dụng các vật liệu Chính những vật liệu quý này tạo nên sự đẳng cấp cho phong cách thiết kế cổ điển.

Ánh sáng

Thiết kế cổ điển chú trọng đến ánh sáng từ những chiếc đèn chùm khổng lồ tạo ra ánh sáng nhẹ nhàng, ấm cúng. Hiện nay bạn có thể sử dụng những thiết bị chiếu sáng hiện đại giúp không gian tinh tế và sang trọng hơn.

Một số mẫu thiết kế nội thất phong cách cổ điển

Bạn có thể tham khảo thêm những mẫu thiết kế nội thất cổ điển đẹp, sang trọng và tinh tế nhất dưới đây.

Phòng khách

phòng khách cổ điển 1

Phòng khách được thiết kế theo phong cách cổ điển với tông màu chủ đạo là vàng, trắng. Bộ sofa dát vàng là điểm nhấn nổi bật nhất của căn phòng.

phòng khách cổ điển 2

Nghệ thuật cổ điển luôn ưu ái những chi tiết chạm trổ cầu kỳ, đường nét uốn lượn với những hoa văn phức tạp.

phòng khách cổ điển 3

Chất liệu sử dụng chủ yếu là gỗ tạo cảm giác ấm cúng, tinh tế và sang trọng cho phòng khách cổ điển.

phòng khách cổ điển 4

Điểm nhấn trong phong cách thiết kế cổ điển chính là sự bề thế của nội thất, có thể là bộ sofa cỡ lớn hoặc chiếc cầu thang kích thước lớn uốn lượn mềm mại.

phòng khách cổ điển 5

Tông màu trắng luôn được ưa chuộng trong phong cách cổ điển, chúng mang lại sự nhẹ nhàng và tinh tế.

Phòng bếp

phòng bếp cổ điển 1

Chiếc đèn chùm là cảm hứng của nghệ thuật cổ điển. Chúng vừa mang lại ánh sáng nhẹ nhàng lại vừa tăng tính thẩm mỹ cho phòng bếp.

phòng bếp cổ điển 2

Phong cách cổ điển có cách bài trí và thiết kế nội thất nhiều hoa văn cầu kỳ, lấy cảm hứng từ hóa lá trong thiên nhiên.

phòng bếp cổ điển 3

Tông màu vàng tạo cảm giác ấm cúng, nhẹ nhàng, sang trọng và quý phái.

phòng bếp cổ điển 4

Không chỉ đơn thuần là những hoa văn chạm trổ cầu kỳ, phong cách cổ điển còn nhấn vào những đường kẻ viền nội thất cực kỳ độc đáo.

phòng bếp cổ điển 5

Đặc trưng của phong cách cổ điển chính là những chiếc đèn chùm tinh tế và đồ sộ. Bàn ghế ăn được làm từ nỉ cao cấp tăng thêm vẻ sang trọng cho bếp.

Phòng ngủ

phòng ngủ cổ điển 1

Phòng ngủ phong cách cổ điển được thiết kế đơn giản, tông màu nhẹ nhàng mang lại cảm giác thư giãn nhất.

phòng ngủ cổ điển 2

Vật liệu chính của nội thất cổ điển chính là gỗ quý như sồi, gụ, óc chó với những nét chạm khắc cầu kỳ.

phòng ngủ cổ điển 3

Phòng ngủ phong cách hoàng gia với lối trang trí tường, hệ thống cột bằng hoa văn dát vàng cùng đèn chùm cỡ lớn.

phòng ngủ cổ điển 4

Sự kết hợp hoàn hảo giữa 2 tone màu vàng – trắng đem lại cho phòng ngủ vẻ đẹp nhẹ nhàng, tinh tế nhưng không kém phần sang trọng, quý phái.

phòng ngủ cổ điển 5

Phòng ngủ thiết kế phong cách cổ điển tối giản, lược bớt những chi tiết hoa văn cầu kỳ để không gây rối mắt, tạo cảm giác nhẹ nhàng và thư thái.

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về phong cách thiết kế nội thất tân cổ điển và các mẫu thiết kế cổ điển sang trọng, độc đáo nhất. Hy vọng bài viết đã cung cấp được nhiều kiến thức hữu ích cho bạn. Trân trọng!

Xem thêm: 20+ Mẫu biệt thự tân cổ điển SANG TRỌNG, ĐẲNG CẤP nhất

9 Xu hướng thiết kế nhà ống 2 tầng 500 triệu đẹp mê mẩn

Có cho mình và gia đình một ngôi nhà đẹp, đầy đủ tiện nghi chắc hẳn là ước mơ của rất nhiều người. Tuy nhiên với nguồn kinh tế eo hẹp, bạn chỉ có thể mua được mảnh đất nhỏ để xây nhà. Hãy tham khảo ngay xu hướng thiết kế nhà ống 2 tầng 500 triệu trong bài viết sau đây để có phương án phù hợp nhất nhé!

Những yêu cầu khi thiết kế nhà ống 2 tầng 500 triệu đồng

– Với sự kết hợp hài hòa giữ diện tích và chi phí, những mẫu nhà ống 2 tầng 500 triệu vẫn phải đảm bảo đầy đủ công năng sử dụng. Để đảm bảo được yêu cầu đó, các kiên trúc sư đã bố trí thêm phần sân thượng phía trên.

– Những mẫu nhà ống 2 tầng với kinh phí xây dựng tầm 500 triệu khá phù hợp với những đôi vợ chồng trẻ có xu hướng sống hiện đại. Để hài hòa giữa thiết kế bên trong lẫn bên ngoài thì việc lựa chọn màu sơn cho ngôi nhà cũng rất quan trọng. Nó không chỉ ảnh hưởng đến mặt thẩm mỹ mà còn có ý nghĩa phong thủy đối với chủ nhà. Do đó, khi thiết kế, các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ hết sức lưu ý.

– Trước khi bắt tay vào thiết kế, phối cảnh 3 D, các kiến trúc sư đều phải phối hợp chặt chẽ với gia chủ để có những bàn bạc, thảo luận, thống nhất kỹ càng. Mẫu nhà ống 2 tầng 500 triệu tuy đơn giản những vẫn phải đảm bảo được tính thẩm mỹ, công năng sử dụng và phong thủy.

Với 500 triệu đồng liệu có thể xây nhà ống 2 tầng?

Có rất nhiều khách hàng đã đặt ra câu hỏi với các kiến trúc sư N8: 500 triệu đồng liệu có thể xây nhà ống 2 tầng? 500 triệu đồng sẽ xây được ngôi nhà như thể nào?…

Đối với những đôi vợ chồng trẻ có nguồn kinh tế còn hạn chế mà nói thì nhu cầu xây được một căn nhà riêng là niềm mong ước rất lớn. Thấu hiểu mong muốn đó, các kiến trúc sư N8 sẽ đưa ra những tư vấn cụ thể cho các bạn để thiết kế nhà ống 2 tầng 500 triệu.

Những mẫu thiết kế nhà 2 tầng đều đảm bảo yếu tố thẩm mỹ và công năng sử dụng với chi phí xây dựng khoảng 500 triệu đồng.

Thiết kế nhà ống 2 tầng mặt tiền 6m theo phong cách hiện đại nhưng vẫn tiết kiệm chi phí

Hiện nay khá nhiều người yêu thích phong cách hiện đại, đơn giản, không có các chi tiết rườm rà như phong cách cổ điển. Thiết kế nhà ống 2 tầng đáp ứng đầy đủ tiêu chí đó, mang đến sự hài lòng cho chủ đầu tư.

mặt đứng nhà tầng 2 500 triệu

Tổng thể của phong cách hiện đại tương đối đơn giản, theo phương pháp bất đối xứng, giúp gia tăng diện tích sử dụng. Ngoài ra, để tạo sự thông thoáng các kiến trúc sư đã sử dụng các vật liệu xây dựng an toàn như kính, thép…, bố trí thêm cây xanh, tường rào, cổng song thưa…

Thiết kế hiện đại đang là xu hướng tối ưu cho những ngôi nhà có diện tích nhỏ. Kiến trúc không cầu kỳ, mang tính tối giản đã giúp chủ đầu tư tiết kiệm chi phí xây dựng đáng kể; Đồng thời vẫn mang lại nét đẹp hài hòa, tao nhã cho căn nhà.

Bí quyết xây nhà ống 2 tầng giá 500 triệu diện tích 70 m2

Để có thể xây được ngôi nhà trên diện tích đất 70m2 chỉ với chi phí tầm 500 triệu đồng thì cần có những bí quyết sau:

– Tận dụng nguồn vật liệu cũ sẵn có

Nếu ngôi nhà cũ của bạn có những vật vẫn còn tái sử dụng được và có thể sơn sửa lại như tủ, cửa, cổng…thì nên tận dụng để tiết kiệm chi phí. Còn một khi bạn muốn sắm những vật dụng mới cho căn nhà của mình thì nên lựa chọn các vật liệu vừa phải, hợp với túi tiền, nhưng vẫn đảm bảo mẫu mã đẹp, hợp xu hướng.

– Tìm hiểu, chọn lựa những nhà cung cấp, đại lý bán vật liệu, đồ dùng giá tốt

Trước khi quyết định xây nhà bạn cần có kế hoạch tìm hiểu, chọn lựa những nhà cung cấp vật liệu xây dựng cấp 1 để tiết kiệm chi phí so với việc đi mua ở những cửa hàng nhỏ lẻ.

Hiện nay, trong ngành xây dựng đã có những nguyên liệu mới sử dụng công nghệ tiên tiến giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian, các bạn cũng nên tìm hiểu và áp dụng cho công trình của gia đình mình.

Đối với nội thất thì bạn nên lựa chọn những đồ có thiết kế hiện đại, giá thành thấp, song vẫn đảm bảo về yếu tố thẩm mỹ cũng như giá trị sử dụng.

Bố trí sử dụng nhà ống 2 tầng diện tích 70 m2 giá 500 triệu

Thiết kế nhà ống 2 tầng 500 triệu không chỉ đáp ứng yêu cầu đẹp, rẻ, mà còn phải có đầy đủ công năng, bố trí sử dụng sao cho hợp lý và tiện nghi nhất cho chủ nhà.

Bố trí sử dụng tầng 1 nhà ống theo phong cách hiện đại

Phòng khách, phòng ăn, 1 phòng ngủ và 1 phòng vệ sinh được bố trí ở mặt sàn tầng 1. Để tăng diên tích sử dụng cho phòng khách và phòng bếp thì diện tích phòng ngủ chỉ khoảng 10 đến 12 m2, phòng vệ sinh 7 đến 8 m2.

công năng tầng 1

Thiết kế nội thất ở các phòng đều hết sức đơn giản, nhưng vẫn đáp ứng đầy đủ công năng sử dụng, đảm bảo sinh hoạt cho các thành viên trong gia đình.

Bố trí sử dụng tầng 2 nhà ống theo phong cách hiện đại

Trên tầng 2, sẽ bố trí 2 phòng ngủ và một phòng thờ. Hai phòng ngủ tách biệt bởi cầu thang ở giữa. Mỗi phòng ngủ đều có thiết kế thêm nhà vệ sinh phía trong, đảm bảo sự thoải mái, riêng tư cho các thành viên. Còn phòng thờ có diện tích 10 m2 được bố trí gần ban công, nơi luôn đảm bảo ánh sáng cũng như sự thông thoáng cho chốn linh thiêng.

công năng tầng 2

Khu vực sân thượng phía trên được sử dụng để phơi quần áo, trồng cây cảnh, làm nơi thư giãn cho gia chủ.

Một số mẫu nhà 2 tầng 500 triệu được ưa chuộng nhất hiện nay

Sau đây là một số mẫu nhà 2 tầng 500 triệu đẹp được nhiều người lựa chọn hiện nay, các bạn hãy cùng chiêm ngưỡng và tham khảo nhé:

1. Mẫu nhà ống 2 tầng phù hợp với khu vực nông thôn

Những mẫu nhà ống 2 tầng sau đây sẽ xóa tan quan điểm “nhà ống chỉ phù hợp với thành phố”:

Nhà 2 tầng có khoảng sáng của giếng trời

Mẫu thiết kế nhà ống 2 tầng có giếng trời sẽ tận dụng được triệt để nguồn ánh sáng và gió tự nhiên nơi thôn quê, giúp ngôi nhà của bạn luôn thông thoáng, sáng sủa.

nhà ống 2 tầng có giếng trời

Khu vực giếng trời trồng thêm cây xanh giúp ngôi nhà trở nên xanh mát hơn

nhà ống 2 tầng có giếng trời 2

Mẫu nhà ống 2 tầng có giếng trời sử dụng cửa kính giúp căn nhà có thêm nhiều ánh sáng tự nhiên

nhà ống 2 tầng có giếng trời 3

Mặt bằng tầng 1 và tầng 2 của nhà 2 ống 2 tầng có giếng trời

Nhà ống 2 tầng kiểu mái thái ở nông thôn

Những ngôi nhà với thiết kế kiểu mái thái không chỉ hiện đại, thể hiện nét đặc trưng riêng biệt mà còn giúp ngôi nhà không bị ngấm dột, đọng nước khi trời mưa như các kiểu nhà mái bằng.

Nhà ống 2 tầng kiểu mái thái ở nông thôn

Kiểu nhà ống mái thái với thiết kế gọn gàng, đơn giản, nhưng vẫn đảm bảo nhu cầu sử dụng thiết yếu cho gia đình gia chủ. Không gian mở tận dụng hết nguồn ánh sáng tự nhiên. Ngoài ra, còn có khoảng sân nhỏ phía trước, giúp ngôi nhà thêm phần thoáng đãng.

Nhà ống 2 tầng kiểu mái thái ở nông thôn 2

Mặt phẳng tầng 2 nhà ống 2 tầng mái thái bao gồm 1 phòng sinh hoạt chung cho cả gia đình, 2 phòng ngủ và một ban công phía ngoài.

Nhà ống 2 tầng kiểu mái thái ở nông thôn 3

Mẫu nhà ống 2 tầng mái thái này dành cho những gia đình có điều kiện kinh tế khá hơn, chi phí tầm 700 – 900 triệu.

Nhà ống 2 tầng và 1 tum phía trên

Mẫu thiết kế nhà ống 2 tầng 1 tum là giải pháp không thể thiếu cho những gia đình mong muốn có thêm không gian sử dụng.

Nhà ống 2 tầng và 1 tum

Mẫu thiết kế nhà ống 2 tầng 1 tum này giúp gia tăng diện tích sử dụng cho gia đình gia chủ. Phần tum phía trên có thể được sử dụng để làm phòng thờ, hay phòng ngủ, phòng chứa đồ…

Nhà ống 2 tầng và 1 tum 2

Mẫu thiết kế nhà ống 2 tầng với phần tum có sân thoáng phía trước để cây cảnh giúp ngôi nhà trở nên xanh mát hơn bao giờ hết.

Nhà ống 2 tầng và 1 tum 3

Mặt bằng tầng 1 và tầng 2 nhà ống 2 tầng 1 tum. Thiết kế đáp ứng đầy đủ các chức năng phục vụ nhu cầu sử dụng của gia đình 4 thành viên.

Nhà ống 2 tầng và 1 tum 4

Với những thiết kế kiểu nhà ống thì nội thất nhỏ, gọn, đơn giản sẽ phù hợp hơn cả.

2. Những mẫu nhà ống 2 tầng với chi phí xây dựng dưới 500 triệu

Mẫu nhà ống 3 phòng ngủ lệch tầng

Mẫu thiết kế nhà ống lệch tầng khá độc đáo và mới lạ, giúp không gian các phòng đều có ánh sáng, thông thoáng hơn những kiểu truyền thống.

nhà ống 3 phòng ngủ lệch tầng

3 phòng ngủ của mẫu thiết kế nhà ống lệch tầng này luôn có đầy đủ ánh sáng và không khí tự nhiên từ bên ngoài vào, khiến không gian trở nên thoáng rộng hơn.

nhà ống 3 phòng ngủ lệch tầng 2

Thiết kế nhà ống 2 tầng với kiểu mái lệch độc đáo, lạ mắt, làm ngôi nhà trở nên nổi bật hơn.

nhà ống 3 phòng ngủ lệch tầng 3

Nhà ống lệch tầng thường thiết kế cầu thang ở giữa, tách biệt các phòng với nhau, giúp tăng diện tích sử dụng cho gia đình nhiều thành viên.

Mẫu nhà phố 2 tầng 1 tum

Những thiết kế nhà phố 2 tầng 1 tum được nhiều người lựa chọn bởi vừa tiết kiệm chi phí xây dựng, lại gia tăng diện tích sử dụng.

nhà phố 2 tầng 1 tum

Thiết kế nhà phố 2 tầng 1 tum giúp ngôi nhà có thêm không gian làm phòng thờ hoặc phòng ngủ, phía bên ngoài có thể trồng cây cảnh, mang đến không gian xanh cho căn nhà.

nhà phố 2 tầng 1 tum 2

Mặt bằng tầng 1 bao gồm phòng khách, 1 phòng ngủ, phòng bếp, phòng vệ sinh và khu vực sân phía ngoài làm chỗ để xe máy, ô tô. Với diện tích không rộng nhưng thiết kế hợp lý vẫn bố trí được đầy đủ các chức năng cần có.

nhà phố 2 tầng 1 tum 3

Thiết kế tầng 2 có phòng ngủ, phòng vệ sinh và thêm phòng đọc nhằm đáp ứng sở thích đọc sách của các thành viên trong gia đình gia chủ.

Mẫu nhà ống 2 tầng kiểu biệt thự

Mẫu thiết kế nhà ống 2 tầng kiểu biệt thự cũng được khá nhiều người ưu chuộng bởi vẻ đẹp sang trọng, nổi bật.

nhà ống 2 tầng kiểu biệt thự

Mẫu nhà biệt thự 2 tầng này có phần dưới ở tầng 1 để xe ô tô, phía trên tầng 2 có ban công đua ra để cây cảnh và hoa, giúp ngôi nhà thêm sức sống.

nhà ống 2 tầng kiểu biệt thự 2

Mẫu nhà ống 2 tầng kiểu biệt thự này còn có thêm một khoảng sân nhỏ phía trước cho gia chủ để xe. Do diện tích sân khá nhỏ, nên cổng thiết kế kiểu hàng rào thông thoáng giúp mặt tiền ngôi nhà không bị bí bách.

nhà ống 2 tầng kiểu biệt thự 3

Mẫu nhà ống này còn thiết kế thêm phần tum phía trên để gia chủ có không gian thư giãn trồng hoa và cây cảnh.

3. Mẫu nhà 2 tầng kiểu mái thái giá 500 triệu

Những mẫu nhà 2 tầng mái thái rất phù hợp với khu vực nông thôn. Mái sử dụng chất liệu ngói hoặc tôn giả ngói, thiết kế chữ A thông thoáng, mang lại không gian sống thoải mái, dễ chịu cho gia đình gia chủ.

nhà 2 tầng kiểu mái thái giá 500 triệu

Mẫu nhà 2 tầng kiểu mái thái này với thiết kế 3 phòng ngủ và đầy đủ các phòng chức năng khác nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng của gia đình gia chủ. Thiết kế khá đơn giản nên thời gian thi công ngắn, giúp tiết kiệm chi phí.

nhà 2 tầng kiểu mái thái giá 500 triệu 2

Kiểu nhà mái thái theo phong cách hiện đại này rất phù hợp với những đôi vợ chồng trẻ có nguồn kinh tế còn hạn chế. Hệ thống cửa nhôm kính giúp ngôi nhà luôn tràn ngập ánh sáng tự nhiên và trở nên thanh thoát hơn rất nhiều.

4. Nhà 2 tầng kiểu nhà vườn giá 500 triệu

Đối với những chủ đầu tư yêu thích không gian sống xanh thì không gì phù hợp hơn mẫu nhà 2 tầng kiểu nhà vườn. Thiết kế này mang đến sự thoải mái, tiện nghi trong cuộc sống hàng ngày của mỗi thành viên.

Nhà 2 tầng kiểu nhà vườn giá 500 triệu

Mẫu nhà 2 tầng kiểu nhà vườn này, phòng khách được ưu tiên với diện tích sử dụng khá rộng, với nhiều cửa sổ để có thể nhìn ngắm ra khung cảnh sân vườn bên ngoài.

Nhà 2 tầng kiểu nhà vườn giá 500 triệu 2

Với thiết kế này, tầng 1 bố trí phòng khách, phòng bếp, 1 nhà vệ sinh. Còn tầng 2 là các phòng ngủ để đảm bảo sự yên tĩnh và dễ dàng ra ban công khá rộng phía bên ngoài để nhìn ngắm khung cảnh cây cối, sân vườn.

5. Nhà 2 tầng kiểu nhà hiện đại giá 500 triệu

Những mẫu nhà 2 tầng kiểu hiện đại với thiết kế không quá cầu kỳ, các chi tiết đều hết sức đơn giản, giúp chủ đầu tư giảm chi phí xây dựng.

Nhà 2 tầng kiểu nhà hiện đại giá 500 triệu

Phía ban công 2 tầng sử dụng kính cường lực làm lan can bảo vệ, làm không gian trở nên thoáng rộng hơn. Tầng 1 dùng cửa nhôm kính để có ánh sáng tự nhiên vào bên trong, phía bên ngoài sử dụng cửa sắt kéo gọn gàng, đảm bảo an toàn hơn cho ngôi nhà.

Nhà 2 tầng kiểu nhà hiện đại giá 500 triệu 2

Mẫu nhà này có điểm nhấn là phần mái rất ấn tượng. Thiết kế độc đáo, mới lạ mang lại vẻ đẹp hiện đại, sang trọng cho ngôi nhà. Thiết kế khá đơn giản, chỉ cần một vài chi tiết cách điệu đã khiến ngôi nhà thu hút mọi ánh nhìn.

Hy vọng những mẫu nhà ống 2 tầng 500 triệu mà chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp các bạn có thêm ý tưởng cho ngôi nhà của mình. Chúc các bạn có không gian sống thoải mái, tiện nghi, phù hợp với khả năng tài chính của bản thân!

==> Xem thêm: Dịch vụ xây nhà trọn gói

24+ Mẫu nội thất gỗ sồi sang trọng phù hợp với mọi kiến trúc

Những mẫu nội thất gỗ sồi sang trọng, chất lượng hay sử dụng cho các công trình nhà ở, văn phòng…sẽ được Kiến Trúc N8 trân trọng gửi tới bạn đọc trong bài viết này.

1. Gỗ Sồi là gì?

Gỗ Sồi là gì?

Gỗ Sồi tên tiếng anh là Oak, thuộc chi Quercus. Chúng sinh trưởng và phát triển chủ yếu ở những quốc gia Châu Âu, ví dụ như: Anh, Thụy Điển, các nước vùng Bắc Mỹ.

2. Gỗ Sồi mang đặc tính gì?

Một số đặc tính riêng chỉ gỗ Sồi mới có là:

  • Gỗ Sồi có đường kính ở mức trung bình, cao chừng 19-25 mét với cây đã trưởng thành. Khi muốn thu hoạch gỗ để làm những đồ nội thất thì người ta hay dùng những thân gỗ có tuổi thọ tối thiểu là 50 năm. Nhưng tốt nhất, nên có tuổi đời 80 năm.
  • Gỗ Sồi thích nghi tốt với các điều kiện môi trường khác nhau, thậm chí phát triển một cách mạnh mẽ ngay cả ở những nơi đất khá khô cằn, gồ ghề. Ngược lại, ở các khu vực trũng thấp, nước không thấp thì cây Sồi lại lớn khá chậm.
  • Khi cây Sồi sinh gỗ phát triển tốt thì chúng sẽ có hoa khi trời chuyển sang Xuân.

3. Gỗ Sồi có tốt không?

Gỗ Sồi có tốt không?

Chắc chắn rằng, chẳng phải tự dưng mà gỗ Sồi lại được ưa chuộng, sử dụng rộng rãi từ thời xa xưa cho tới ngày nay. Trong dòng gỗ này sở hữu quá nhiều ưu điểm nổi trội, ví dụ như:

  • Là loại gỗ cứng, khá nặng tay, có đường vân gỗ tự nhiên khá đẹp, mịn.
  • Có thể chịu được tác động lớn.
  • Giá thành cực kỳ phải chăng, hợp lý.
  • Chống thấm nước cực tốt.
  • Không bị ảnh hưởng từ thời tiết, không bị cong vênh, co ngót.
  • Bảo quản các thực phẩm tương đối tốt.

4. Những loại gỗ Sồi trên thị trường hiện nay

Hiện nay, trên thị trường, gỗ Sồi có hai loại, đó là:

  • Gỗ Sồi trắng

Là loại gỗ có màu nâu nhạt, khối lượng cứng với những đường vân thẳng. Gỗ Sồi trắng mang khả năng chống mối mọt khá tốt vì chứa hàm lượng tanin tương đối lớn. Thường thì, dạng gỗ này hay được ứng dụng dùng lắp đặt ngoài trời vì sở hữu độ chống nước, chịu nhiệt tuyệt vời.

  • Gỗ Sồi đỏ

Gỗ Sồi đỏ mang màu sắc hồng, trở nên đậm từ tâm và dần dần nhạt hơn. Ngoài ra, đây được đánh giá là dòng gỗ có độ cứng, nặng trung bình, vân thưa như gỗ Beech, mang khả năng chống sâu bọ, mối mọt cực cao. Do cấu trúc bề mặt của gỗ không kín nên không thể ứng dụng để làm thùng đựng rượu vì dễ khiến rượu bị rò ra ngoài. Nó hay được ứng dụng để làm cửa, ván lót sàn, tủ bếp…

5. Ứng dụng gỗ sồi trong nội thất là gì?

Ứng dụng của gỗ Sồi trong nội thất nhìn chung khá đa dạng, từ giường, tủ, giá sách tới sofa…Thông thường, gỗ Sồi Nga sẽ được chọn để làm ra các loại sản phẩm nội thất gia đình cao cấp nhằm giúp không gian nhà trở nên sang trọng, tiện nghi cũng như sáng sủa hơn.

Nhìn chung, giá thành sản phẩm từ gỗ Sồi có sự chênh lệch so với những mặt hàng làm từ những loại gỗ khác. Nguyên nhân là vì, các thiết bị, vật dụng có nguyên liệu là gỗ Sồi thường được nhập khẩu từ Nga, Thụy Điển hay Mỹ.

Do đồ nội thất từ gỗ Sồi rất được ưa chuộng nên bạn có thể tìm chúng tương đối dễ dàng ở những cơ sở nội thất trên phạm vi toàn quốc.

6. Một số mẫu nội thất được làm từ gỗ Sồi đang được yêu thích nhất hiện nay

6.1. Các đồ nội thất gỗ Sồi dùng cho phòng khách

  • Bàn ghế gỗ sồi

Bàn ghế gỗ sồi

Bàn ghế gỗ sồi 1

Bàn ghế gỗ sồi 2

  • Ghế sofa gỗ sồi

Ghế sofa gỗ sồi

Ghế sofa gỗ sồi 1

Ghế sofa gỗ sồi 2

  • Bàn trà gỗ sồi

bàn trà gỗ sồi

bàn trà gỗ sồi 1

bàn trà gỗ sồi 2

 

6.2. Một số mẫu nội thất gỗ Sồi cho phòng ngủ

  • Giường ngủ

Giường ngủ gỗ sồi

Giường ngủ gỗ sồi 1

Giường ngủ gỗ sồi 2

  • Bàn trang điểm

Bàn trang điểm gỗ sồi

Bàn trang điểm gỗ sồi 1

Bàn trang điểm gỗ sồi 2

  • Tủ quần áo

Tủ quần áo gỗ sồi

Tủ quần áo gỗ sồi 1

Tủ quần áo gỗ sồi 2

 

6.3. Một số mẫu nội thất dành cho phòng bếp

  • Tủ bếp

Tủ bếp gỗ sồi

Tủ bếp gỗ sồi 1

Tủ bếp gỗ sồi 2

  • Bàn ăn

Bàn ăn gỗ sồi

Bàn ăn gỗ sồi 1

Bàn ăn gỗ sồi 2

 

7. Những lưu ý khi sử dụng gỗ Sồi là gì?

Khi sử dụng gỗ Sồi, bạn cần lưu ý tới những vấn đề sau:

– Không để gỗ Sồi tiếp xúc nhiều với nước

– Để đồ làm từ gỗ Sồi ở nơi thông thoáng, không có độ ẩm thấp

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về: Mẫu nội thất gỗ Sồi sang trọng. Mong rằng, bạn sẽ có nhiều kiến thức hay sau khi đọc xong bài viết này.

Kích thước cửa sổ 2 cánh, 4 cánh tiêu chuẩn, hợp phong thủy

Bạn có biết kích thước cửa sổ theo tiêu chuẩn là bao nhiêu không? Hướng và vị trí đặt cửa sổ cần như thế nào? Hãy cùng với chúng tôi đi tìm hiểu trong bài viết này.

1. Khái niệm và tính năng của cửa sổ

kích thước cửa sổ 5

Khái niệm và tính năng của cửa sổ sẽ khác nhau dựa trên quan điểm trong phong thủy và kiến trúc.

  • Theo quan điểm kiến trúc

Cửa sổ chính là bộ phận thường được gắn liền trên tường nhà. Chức năng của nó là dẫn nguồn năng lượng từ ánh sáng, gió cũng như không khí có thể lưu thông vào trong phòng, nhà cửa tốt nhất để làm thông thoáng, khiến nơi ở trở nên dễ chịu, không bị tù túng.

Ngoài ra, cửa sổ còn giúp cho việc ngăn với môi trường bên ngoài khi có chuyển biến xấu về thời tiết như mưa, sấm sét, gió mạnh…

Hiện nay các cửa sổ thường được làm từ nguyên liệu gỗ, nhôm hay sắt để vừa phù hợp với không gian nội thất của nhà, vừa khiến không khí, ánh sáng cung cấp vào nơi ở trở nên tốt, dễ dàng hơn.

  • Theo quan điểm phong thủy

Cũng như Kiến Trúc, trong phong thủy thì cửa sổ chính là nơi nguồn sinh khí được đón vào nhà.

2. Liệt kê một số kích thước cửa sổ thông dụng nhất hiện nay

Để giúp bạn đọc nắm bắt thông tin được nhanh và chính xác nhất, chúng tôi xin liệt kê một số kích thước cửa sổ thông dụng nhất hiện nay ngay dưới đây:

2.1. Kích thước cửa sổ đối chiếu theo TCVN 7451:2004 của Bộ KH&CN

2.1.1.Kích thước cửa sổ 1 cánh, 2 cánh

kích thước cửa sổ 2

Kích thước cửa sổ 1 và 2 cánh mở vào trong.

kích thước cửa sổ 1

2.1.2. Kích thước cửa sổ 3 cánh

kích thước cửa sổ 3

2.1.3. Kích thước cửa sổ 4 cánh

kích thước cửa sổ 4

2.2. Kích thước cửa sổ đối chiếu theo phong thủy

Đối chiếu theo phong thủy, kích thước cửa sổ sẽ được ấn định như sau:

– Về chiều cao cửa sổ dựa tính theo phong thủy lần lượt là: 59 – 62 – 69 – 88 – 89 -125 – 133 – 144.

– Về chiều rộng cửa sổ dựa tính theo phong thủy lần lượt là: 47 – 61 – 69 – 85 – 89 – 108 – 125 – 126.

Thường thì, cửa sổ ở Việt Nam sẽ có kích thước cửa sổ là 1:7. Vì thế, nếu muốn đo sao cho chính xác nhất thì hãy dùng thước lỗ ban nhằm có được cung cát, tránh phạm phải cung hung.

3. Lượng cánh cửa sổ mang những ý nghĩa gì?

Mỗi cánh cửa sổ sẽ đem tới những ý nghĩa khác nhau với ngôi nhà. Cụ thể là:

  • Cửa sổ 1 cánh: Được gọi là cửa sổ bối âm, nghèo hèn. Nó thường được thiết kế đặt tại tầng hầm, phía trên tường có hướng bắc hay nơi âm u.
  • Cửa 2 cánh: Là cửa đem tới những điều tốt lành (Nghênh Phúc Trường Thọ).
  • Cửa sổ 3 cánh: Còn được gọi là Tam Dương Khai Thái.
  • Cửa sổ 4 cánh: Gọi là Tứ Quý.

4. Chia sẻ những hướng và vị trí chuẩn để đặt cửa sổ theo phong thủy

Mỗi hướng đặt cửa sổ theo phong thủy sẽ mang lại những mặt tích cực, tiêu cực khác nhau. Cụ thể là:

  • Hướng đông bắc: Là hương mang khá nhiều sát khí do tích lượng lớn âm hàn. Do vậy, cần tránh mở cửa sổ theo hướng này. Trong trường hợp bắt buộc phải mở cửa sổ theo hướng này thì hãy tránh tuyệt đối phạm vào cung cấn.
  • Hướng chính Đông, Đông Nam: Nếu đặt cửa sổ theo hướng này thì sẽ có nhiều tia tử ngoại nên nếu lắp thì cửa cần được trang bị lớp kính màu xanh nước biển để hạn chế tia chiếu vào cũng như các tác động do con người gây ra.
  • Hướng Tây: Nên dùng cửa sổ màu nâu đậm hay màu cánh gián nhằm che nắng chiếu vào tốt nhất.
  • Hướng Tây Nam: Cần nhớ kích thước của cửa sổ phong thủy dựa trên hướng này cần nhỏ, đừng quá lớn. Tốt nhất, cửa nên có gam màu nâu đỏ hay cánh gián
  • Hướng Tây Bắc: Nếu trang bị cửa sổ hướng này thì nên hạn chế mở ra bì nếu không sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới con đường tài lộc.
  • Hướng chính Nam: Nên thiết kế cửa sổ rộng rãi để hóa giải sự xung khắc.
  • Hướng chính Bắc: Nếu đặt cửa sổ theo hướng Bắc thì nên để bé, thường đóng kín và chỉ mở ra khi thực sự cần thiết.

5. Sẽ thế nào nếu chọn sai kích thước cửa sổ 2 cánh và 4 cánh?

kích thước cửa sổ 6

Nếu chọn sai kích thước cửa sổ 2 cánh và 4 cánh thì bạn sẽ đối mặt với một trong 3 rủi ro sau đây:

  • Thứ nhất, làm mất đi tính thẩm mỹ của không gian kiến trúc

Khi chọn kích thước cửa sổ sai thì trường hợp dễ gặp nhất là nó sẽ được đặt cao hơn cả chiều ngang hay quá lớn so với độ cao của bức tường.

Bên cạnh đó, còn có thể có sự không đồng đều về kích thước giữa các ô cửa, gây mất thẩm mỹ và nhìn khá tức mắt.

  • Gây thiếu hay thừa ánh sáng tự nhiên

Nếu đo kích thước không chuẩn xác ngay từ đầu thì sẽ gây mất cân bằng về độ sáng, làm thiếu hay thừa nhiều khiến không gian không được đúng như ý muốn.

  • Làm ảnh hưởng tới thiết kế tổng quan

Thường thì, khi xây nhà mới hay cải tạo nhà cũ, các kiến trúc sư đã phải tính toán chi tiết tổng quan của toàn bộ ngôi nhà. Song, nếu bạn tự ý thay đổi kích cỡ cửa sổ thì việc tổng quan nhà bị ảnh hưởng cũng là yếu tố tất yếu.

Như vậy, chúng tôi vừa chia sẻ với bạn thông tin về: Kích thước cửa sổ 2 cánh, 4 cánh tiêu chuẩn. Hy vọng rằng, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hay, hấp dẫn sau khi đọc xong bài viết này.

Kích thước bàn ăn 6 người đúng tiêu chuẩn cho người Việt

Trong thiết kế nội thất phòng bếp, kích thước cho bàn ăn được nhiều gia đình đặt biệt quan tâm. Đặc biệt, nhiều gia chủ còn lựa chọn bàn ăn theo kích thước chuẩn, hợp phong thủy để mang lại may mắn cho gia đình. Vậy, kích thước bàn ăn 6 người đúng tiêu chuẩn cho người Việt như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp.

Kích thước bàn ăn tiêu chuẩn – yếu tố quan trọng trong phong thủy

Kích thước bàn ăn tiêu chuẩn

Hiện nay bàn ăn cho gia đình được thiết kế với nhiều kiểu sáng khác nhau. Tùy theo không gian, diện tích phòng bếp mà bạn có thể lựa chọn cho phù hợp.

Theo đó, bàn ăn hình chữ nhật là bàn ăn truyền thống, được nhiều gia đình lựa chọn. Ngoài ra, bạn có thể chọn bàn ăn hình tròn vì nó tạo cảm giác quây quần cho các thành viên.

Tuy nhiên, dù lựa chọn thiết kế bàn ăn nào đi chăng nữa thì bạn cần quan tâm đến kích thước tiêu chuẩn để phù hợp với không gian sống. Đặc biệt, về mặt phong thủy, sử dụng bàn ăn đúng kích thước còn có nhiều ý nghĩa khác như:

  • Mang may mắn, vượng khí vào nhà, tránh những điều xấu cho gia đình
  • Sử dụng bàn ăn kích thước chuẩn giúp gia đình luôn êm ấm, tăng mối quan hệ gắn bó, thân thiết giữa các thành viên
  • Tạo cảm giác thoải mái cho mọi người khi ngồi vào bàn ăn và giúp bữa cơm càng thêm ngon miệng.

Kích thước bàn ghế ăn là gì?

Kích thước bàn ghế ăn là số đo kích thước về chiều cao, chiều rộng của bàn ghế trong phòng ăn. Thông thường kích thước này sẽ dựa vào các tiêu chuẩn. Để thuận lợi trong việc sản xuất cũng như phù hợp với không gian nội thất của các gia đình.

Kích thước tiêu chuẩn Bàn Ghế Ăn

Hiện nay đa số các thiết kế bàn ghế ăn đều có quy ước tiêu chuẩn riêng để phù hợp với điều kiện sinh hoạt của từng gia đình. Và mỗi bàn ăn sẽ có những kích thước nhất định.

Tìm hiểu kích thước bàn ăn

Bàn ăn được thiết kế dựa trên không gian, diện tích của ngôi nhà đồng thời đảm bảo hài hòa với các thiết bị nội thất khác. Ngoài ra, tùy theo phong cách cũng như xu hướng thiết kế mà mỗi bàn ăn lại có kích thước khác nhau.

Bàn ăn hợp chuẩn là bàn ăn ăn có kích thước phù hợp với diện tích không gian và số lượng thành viên trong gia đình.

Chiều cao của bàn ăn

Chiều cao bàn ăn được thiết kế thích hợp để người dùng cảm thấy thoải mái khi dùng bữa. Hiện nay, bạn ăn có chiều cao phổ biến từ 700mm đến 750mm, thông số này được đưa ra dựa trên chiều cao trung bình của người Việt.

Kích Thước Chiều cao của ghế ăn

Kích Thước Chiều cao của ghế ăn

Hiện nay, kích thước chiều cao của ghế ăn cụ thể như sau:

  • Chiều cao của ghế tính từ mặt đất đến đỉnh lưng ghế là 830mm đến 870mm
  • Độ rộng chân ghế từ 460mm đến 580mm
  • Độ sâu của ghế từ 480mm đến 580mm

Kích thước bàn ăn 4 người

Hiện nay đa số các dòng bàn ăn 4 người có thiết kế dài 1200 x rộng 750mm và chiều cao 740mm. Một số khác có chiều dài 1400m x rộng 800mm và chiều cao 750mm.

Kích thước bàn ăn 6 người

Kích thước bàn ăn 6 người

Kích thước bàn ăn 6 người phổ biến hiện nay như sau:

  • Kích thước tiêu chuẩn: dài 1400mm x rộng 800 x cao 750 mm.
  • Kích thước phổ biến: dài 1600 mm x rộng 900 mm, cao 750 mm.
  • Kích thước dài: 1800mm x rộng 1000 mm x cao 750 mm.

Kích thước bàn ăn tròn

Hiện nay bàn ăn hình tròn được nhiều gia đình lựa chọn vì nó mang lại sự đầm ấm, quây quần cho các thành viên. Theo đó, kích thước phổ biến của bàn ăn tròn như sau:

  • Bàn ăn tròn cho 4 người: đường kính từ 85~100cm
  • Bàn ăn tròn cho 4 đến 6 người: đường kính từ 100~130cm
  • Bàn ăn tròn cho 6 đến 8 người: đường kính khoảng 130 đến 170cm

Kích thước bàn ghế ăn vuông

Bàn ăn hình vuông được nhiều gia đình sử dụng tuy nhiên với những không gian nhỏ thì rất khó để bố trí bàn hình vuông. Do đó, bạn có thể lựa chọn loại bàn có phần ghép mở rộng thành bàn hình chữ nhật để tiện lợi hơn.

Hiện nay tiêu chuẩn về kích thước của bàn ăn hình vuông là chiều dài mỗi cạnh từ 850 mm đến 1050 mm.

Kích thước bàn ăn hình chữ nhật

kích thước bàn ăn hình chữ nhật

Bàn ăn hình chữ nhật là kiểu bàn ăn truyền thống và chiếm nhiều diện tích sử dụng. Nó được bố trí trong nhiều không gian khác nhau. Thông thường, kích thước tiêu chuẩn của loại bàn ăn này là:

  • Bàn ăn hình chữ nhật cho 4 người: Chiều rộng 85cm, chiều dài 120cm
  • Bàn ăn hình chữ nhật cho 4~6 người: Chiều rộng 85cm, chiều dài 145cm
  • Bàn ăn hình chữ nhật cho 6~8 người: Chiều rộng 85 cm, chiều dài 190cm

Kích thước bàn ăn mặt đá Oval

Đây cũng là loại bàn ăn trong phòng bếp phổ biến, nó có thể linh hoạt trong việc thay đổi kích cỡ nhưng vẫn giữ được sự tinh tế và độc đáo.

Số đo tiêu chuẩn của bàn anh hình oval như sau:

  • Bàn ăn hình oval 4 đến 6 chỗ: Rộng 85cm, dài 135 cm
  • Bàn ăn hình oval 6 đến 8 chỗ: Rộng 85cm, dài 170 cm
  • Bàn ăn hình oval 8 đến 10 chỗ: Rộng 85cm, dài 200cm.

Kích thước bàn ăn đá

Bàn ăn bằng chất liệu đá cũng không còn quá xa lạ hiện nay. Các sản phẩm bàn ăn đá hiện có hai dòng chính với kích thước chiều dài là 1200mm và 1600mm với chiều rộng 800 – 900mm và chiều cao là 730mm.

Kích thước bàn ăn theo phong thủy

Kích thước bàn ăn theo phong thủy

Theo phong thủy, kích thước bàn ăn tiêu chuẩn là từ 70 – 80cmm, chiều cao này phù hợp với tiêu chuẩn người Việt cũng như diện tích không gian của các phòng.

Ngoài ra, tùy thuộc vào từng mặt bàn cũng như số lượng thành viên trong gia đình mà kích thước trên có thể thay đổi. Tuy nhiên, nó đều dựa trên các tính toán và không phạm vào điều kiêng kỵ trong phong thủy người Việt.

Địa chỉ mua sắm bàn ăn cao cấp nhập khẩu uy tín?

Để có thể mua được sản phẩm bàn ăn chất lượng cao, thiết kế đẹp, giá thành phải chăng và chuẩn kích thước thì tốt nhất bạn cần đặt đóng bàn tại các xưởng gỗ uy tín để điều chỉnh theo nhu cầu của mình.

Hi vọng những thông tin trong bài viết của chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về kích thước bàn ăn 6 người cũng như một số mẫu bàn ăn phổ biến khác từ đó lựa chọn được thiết bị phù hợp cho không gian phòng ăn gia đình.

Cách bố trí các phòng trong nhà 2 tầng khoa học, đẹp, tiện nghi

Bên cạnh các yếu tố về mặt kiến trúc hay thẩm mỹ thì cách bố trí không gian, công năng sử dụng cho ngôi nhà để đảm bảo sự hợp lý, khoa học là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách bố trí các phòng trong nhà 2 tầng sao cho phù hợp và lý tưởng nhất. Mời các bạn cùng tham khảo!

Khách hàng mong muốn điều gì ở một thiết kế nhà 2 tầng?

thiết kế nhà 2 tầng

Hiện nay, thiết kế nhà 2 tầng nói riêng và thiết kế nhà ở, biệt thự nói chung đều có những đặc trưng khác nhau về mặt kiến trúc. Tuy nhiên, khi thiết kế nhà ở 2 tầng, đa số khách hàng đều mong muốn những điều sau

  • Tính thẩm mỹ

Trước khi xây dựng và thiết kế, các chủ đầu tư thường tìm kiếm hình ảnh những ngôi nhà hoặc tham khảo các ý tưởng thiết kế không gian đẹp trên internet. Hình ảnh ngoại thất mỗi công trình sẽ là điều hấp dẫn gia chủ đầu tiên.

Do đó, khi thiết kế, xây dựng nhà 2 tầng thì mọi khách hàng đều quan tâm đến yếu tốt thẩm mỹ đầu tiên.

  • Tìm kiếm đơn vị tư vấn thiết kế có tâm, có tầm

Việc lựa chọn đơn vị thi công, thiết kế vô cùng quan trọng bởi nó là bước đệm giúp bạn có được không gian nhà ở như ý. Các đơn vị thi công có tâm, có tầm sẽ tư vấn và đưa ra các giải pháp thiết kế hoàn chỉnh nhất.

Ngoài ra, những mong muốn của bạn sẽ được đội ngũ kiến trúc sư thể hiện rõ trong từng thiết kế từ đó mang đến không gian sống tiện nghi, tiết kiệm tối đa chi phí.

Các yếu tố ảnh hưởng, quyết định đến cách bố trí phòng cho nhà 2 tầng là gì?

yếu tố ảnh hưởng đến cách bố trí phòng cho nhà 2 tầng

Cách bố trí các phòng trong nhà 2 tầng chịu sự chi phối, ảnh hưởng của các yếu tố sau:

  • Diện tích, kích thước mặt tiền và chiều sâu của ngôi nhà

Những yếu tố này ảnh hưởng lớn đến các bố trí không gian, các phòng của nhà 2 tầng. Diện tích lớn hay nhỏ, kích thước mặt tiền dài hay ngắn,….sẽ khiến cách sắp xếp các phòng không giống nhau.

  • Hình dạng nhà ở

Hình dạng nhà ở của ngôi nhà cũng quyết định đến cách bố trí các phòng. Nhà càng vuông vức thì việc bố trí, phân chia không gian lại càng đơn giản. Với những ngôi nhà méo thì việc sắp xếp khá khó khăn, phụ thuộc vào kinh nghiệm của đội ngũ thiết kế.

  • Nhu cầu xây dựng của chủ đầu tư

Để bố trí các phòng hợp lý, bạn cần xác định rõ nhu cầu sử dụng của gia đình, số lượng phòng cần sử dụng cũng như mong muốn về vịt rí của các phòng. Tùy vào nhu cầu của gia chủ mà kiến trúc sư sẽ lên các phương án thiết kế phù hợp nhất.

Cách bố trí phòng cho nhà 2 tầng hợp lý, khoa học, tiện nghi

Cách bố trí phòng cho nhà 2 tầng

Dưới đây là một số cách bố trí phòng cho nhà 2 tầng khoa học, hợp lý và tiện nghi mà bạn có thể tham khảo:

Cách bố trí phòng cho nhà 2 tầng kiểu biệt thự

Với nhà ở kiểu dáng biệt thự, diện tích là vấn đề cần được ưu tiên hàng đầu. So với các dạng nhà phố thông thường, diện tích xay biệt thự rộng rãi và thoáng mát. Do đó kiến trúc sư tha hồ sáng tạo và thiết kế.

Với mẫu nhà này, tùy vào nhu cầu sử dụng của mỗi gia đình mà sẽ có cách bố trí các phòng trong nhà 2 tầng sao cho phù hợp nhất. Dưới đây là một số gợi ý mà bạn có thể tham khảo:

  • Tầng 1: Sảnh chính, sảnh phụ, phòng bếp ăn, phòng khách, nhà vệ sinh, 1 – 2 phòng ngủ, phòng thờ
  • Tầng 2: 2 – 4 phòng ngủ, 1 phòng sinh hoạt chung, 2 – 3 nhà vệ sinh riêng, 1 nhà vệ sinh chung.

Trong không gian nhà biệt thự 2 tầng bạn có thể bố trí thêm một số phòng khác như: phòng học, phòng đọc sách, ban công, phòng làm việc,….

Cách bố trí phòng cho nhà 2 tầng kiểu nhà phố

Đặc trưng của nhà phố là hình chữ nhật dài, hẹp mặt tiền, dài chiều sâu. Hiện nay, các ngôi nhà phố 2 tầng đã tận dụng tối đa diện tích để sử dụng. Do đó, cách bố trí các phòng cho nhà 2 tầng kiểu phố được thực hiện theo dạng thẳng. Cụ thể như sau:

  • Tầng 1: Phòng bếp ăn, phòng khách, phòng ngủ, phòng vệ sinh, cầu thang
  • Tầng 2: 2 – 3 phòng ngủ, 1 – 2 nhà vệ sinh.

Với những ngôi nhà nhỏ hơn hay lớn hơn thì tùy theo nhu cầu của gia chủ mà cách sắp xếp sẽ khác nhau.

Một vài lưu ý về cách bố trí phòng cho nhà 2 tầng

lưu ý cách bố trí phòng cho nhà 2 tầng

Khi thiết kế phòng cho nhà 2 tầng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế uy tín để được đưa ra những lời khuyên và lên phương án thi công phù hợp nhất
  • Bố trí các phòng cho nhà 2 tầng cần đảm bảo nguyên tắc phong thủy để mang lại may mắn, tài lộc cho gia đình, tránh phạm phải những điều cấm kỵ.
  • Muốn có ngôi nhà kiến trúc đẹp thì mặt bằng công năng cần xử lý các khối đua ra, các phòng đua ra, lùi lại để có các khối nhấn mạnh. Ngoài ra có thể trang trí và xử lý cho ngôi nhà những góc đẹp để tạo điểm nhấn.

Phương án bố trí phòng cho nhà 2 tầng như thế nào cho tối ưu?

Ngôi nhà của bạn có thể không cần phải quá rộng rãi hay sang trọng nhưng nó cần khoa học, vừa vặn và đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của các thành viên trong gia đình. Như vậy là đã quá trọn vẹn.

Hi vọng một số cách bố trí các phòng trong nhà 2 tầng trên của chúng tôi sẽ giúp bạn có thể nhiều ý tưởng cho không gian sống gia đình mình. Chúc các bạn sớm hoàn thiện hơn ngôi nhà của mình.

Xem thêm:

Bố Trí Nội Thất Phòng Ngủ Nhỏ Hợp Lý Tuyệt Đối