Choáng Ngợp Khi Ngắm Nhìn 7 Căn Biệt Thự Sang Trọng Nhất Thế Giới

Những căn biệt thự sang trọng nhất thế giới đều mang bên mình sự sang trọng, đẳng cấp bậc nhất, tạo nên cảm giác thích thú, thư giãn mỗi khi con người ngắm nhìn. Dường như mọi căng thẳng mệt mỏi, áp lực cuộc sống đều tan biến khi bạn được hòa mình vào thiên nhiên, chiêm ngưỡng màu xanh lá cây tươi mát.
Dưới đây là 7 biệt thự sang trọng nhất thế giới chắc chắn sẽ truyền cảm hứng tích cực cho bạn.

1. Villa Les Cèdres – Tòa biệt thự sang trọng nhất thế giới

Căn biệt thực có 187 năm tuổi đang được rao bán với mức giá hơn 400 triệu USD, được coi là một trong những toà nhà đắt nhất thế giới hiện nay.

Ngoại thất biệt thự Villa Les Cedres

Toàn cảnh biệt thự Villa Les Cedres nhìn từ trên cao

Villa Les Cèdres từng thuộc sở hữu của vua Bỉ Leopold II với mức giá 410 triệu USD. Công trình được xây dựng sát bờ biển Saint-Jean-Cap-Ferrat ở miền Nam nước Pháp với diện tích hơn 1.600 m2 gồm 14 phòng ngủ và 14 hecta vườn.

 biệt thự Villa Les Cedres 2

Phòng khách biệt thự Villa Les Cedres lộng lẫy như trong các cung điện nhà vua

Nội thất phòng khách biệt thự Villa Les Cedres

Villa Les Cèdres được xây dựng năm 1830. Tới năm 1904, vua Bỉ mua lại nơi này và mở rộng diện tích vườn quanh nhà.

Phòng khách biệt thự Villa Les Cedres

Phòng tiếp khách vip của biệt thự sang trọng nhất thế giới

 Villa Les Cedres

Theo Bloomberg thì thư viện của căn biệt thự chứa tới 3.000 quyển sách cùng rất nhiều đèn chùm tinh xảo với kiến trúc độc đáo.

thư viện biệt thự Villa Les Cedres

2. Updown Court, Anh – Khu biệt thự sang trọng được xây dựng ở Anh thế kỷ 19.

Updown Court cách London chừng 25 dặm và thông qua một cặp cổng sắt lớn, người ta dễ dàng nhận ra một công trình nguy nga với vẻ đẹp tránh lệ. Thế nhưng tài sản này được biết đến nhiều nhất bởi mức giá của nó: hơn 85 triệu bảng Anh (khoảng 150 triệu đô la Mỹ, gồm 103 phòng, 5 hồ bơi và vàng 24 carat, được dát ở nền mosaic của công trình).

Ngoại thất biệt thự mang đậm kiến trúc Anh thể kỷ 19

Ngoài ra, không thể không nhắc tới sân bowling, sân tennis, phòng chiếu rộng tới 50 chỗ ngồi, lối vào được làm bằng đá cẩm thạch, sân bay trực thăng, 8 xe limousine được lắp đặt vào gara ô tô dưới lòng đất.

Phòng họp nhỏ với nội thất cổ điển sang trọng

3. Versailles, Florida – Tòa biệt thự hoành tráng nhất ở Mỹ.

Mẫu thiết kế nhà biệt thự này nổi bật với 30 phòng ngủ, sân bowling riêng, sân trượt băng và hồ bơi tạo nên một ngôi biệt thự hoành tráng bậc nước Mỹ. Ông David Siegel và vợ của ông là cựu nữ hoàng Jacqueline của ông đã bắt đầu xây dựng nó cách đây chừng 10 năm. Tòa biệt thự này được ước tính ở mức 75 triệu USD.

biệt thự Versailles Florida

Với những căn phòng rộng lớn và khung cảnh tuyệt đẹp trên hồ Butler, cách Orlando chừng 20 dặm cùng những món đồ xa xỉ khác bao gồm phòng khiêu vũ và nhà hát dành cho trẻ em. Hơn nữa, công trình còn có hầm rượu vang hai tầng và một hang đá với 03 spa riêng biệt sau một thác nước với độ cao 80 feet.

ngoại thât biệt thự Versailles Florida

4. Acqua Liana, Florida – biệt thự sinh thái sang trọng bậc nhất.

Frank McKinney vốn được biết tới với tên gọi “nghệ sĩ” bất động sản, đã xây dựng một “biệt thự sinh thái” diện tích lên tới 15.000 mét vuông. Chắc chắn bạn sẽ bị choáng ngợp khi nhìn ngắm căn nhà này bởi màu xanh lá cây tươi tốt bao phủ rất thân thiện với môi trường.

biệt thự sinh thái sang trọng Acqua Liana Florida

Acqua Liana Florida

Ngôi biệt thự gồm có 7 phòng ngủ và 11 phòng tắm có các sân phơi nắng, một spa, một hồ cá cong được lấy cảm hứng từ các chuyến đi tới Bali, Fiji, Tahiti và Hawaii.

phòng sinh hoạt chung Acqua Liana Florida

phong ngủ đẹp Acqua Liana Florida

Các tính năng xanh bên trong biệt thự gồm các tấm pin mặt trời đủ để bao phủ một sân bóng rổ có thể tạo ra nguồn năng lượng cho hai hoặc ba ngôi nhà có kích thước trung bình. Ngoài ra hệ thống chiếu sáng thân thiện với môi trường làm giảm tới 70% điện năng tiêu thụ.

nội thất Acqua Liana Florida

Phòng sinh hoạt chung hướng nhìn ra biển cực kì lãng mạn

phong ngủ Acqua Liana Florida

===> Xem ngay những mẫu thiết kế nội thất biệt thự đẹp nhất của chúng tôi để áp dụng ngay vào căn hộ của bạn

5. Palazzo di Amore.

Căn biệt thự được xây dựng cho tổ chức các bữa tiệc xa hoa nên gồm có khu giải trí phức hợp và phòng khiêu vũ, vườn nho riêng, khu để xe chứa được khoảng hơn 150 chiếc xe ô tô. Dinh thự này thuộc về Jeff Greene ở Beverly Hills.

biệt thự sang trọng Palazzo di Amore

Palazzo di Amore

Khuôn viên sân vườn rộng rãi với những họa tiết được điêu khắc tinh xảo

phòng khách sang trọng Palazzo di Amore

====> Xem ngay top 5 biệt thự hiện đại đẹp nhất thế giới để biết được sự xa xỉ và sang trọng đến chừng nào

6. Villa Gajah Putih, Bali

Một căn biệt thự tại Mỹ được xây dựng theo cảm hứng từ cung điện Versailles (Pháp) hiện được đang bán với giá 159 triệu USD (khoảng 3,5 nghìn tỷ đồng). Điều này khiến căn biệt thự rộng khoảng 6.000 m2 này trở thành ngồi nhà đắt giá nhất nước Mỹ.

biệt thự đắt nhất thế giới Le Palais Royal

Căn biệt thự đắt giá nhất nước Mỹ có tên Le Palais Royal tọa lạc tại Bãi biển Hillsboro, Florida. Nó có 6 thác nước và 1 trong số đó cao tới 7,62 mét. Đồng thời căn biệt thự trị giá 3,5 nghìn tỷ này còn có một cầu thang bằng đá cẩm thạch lớn với chi phí xây dựng lên tới 2 triệu USD (khoảng 44 tỷ đồng).

biệt thự đắt nhất thế giới Le Palais Royal

biệt thự đắt nhất thế giới Le Palais Royal

Căn biệt thự còn có một gara để xe ngầm với sức chứa 30 xe và một hầm rượu vang đủ chỗ cho khoảng 3.000 chai rượu. Tổng chi phí xây dựng căn biệt thự này vào khoảng 100 triệu USD (khoảng 2,2 nghìn tỷ). Chủ sở hữu ngôi nhà đắt nhất nước Mỹ là Robert Pereira ban đầu có kế hoạch sống ở đây. Tuy vậy, sau đó anh đã quyết định bán căn biệt thự mà không rõ lý do.

biệt thự đắt nhất thế giới Le Palais Royal

biệt thự đắt nhất thế giới Le Palais Royal

7. Biệt thự Maison du Soleil

Đây là biệt thự ở Los Angeles của nhà thiết kế thời trang huyền thoại Max Azria bao gồm 17 phòng ngủ, 22 nhà tắm cùng với tất cả những tiện nghi như rạp chiếu phim rộng 560 m2, sân tennis chuyên nghiệp và những khu vườn độc đáo.

biệt thự Maison du Soleil 1

Toàn cảnh khu biệt thự hiện đại nhìn từ trên cao

biệt thự Maison du Soleil 5

biệt thự Maison du Soleil 4

Azria và vợ ông đã mua căn nhà vào năm 2005 và đã chi 30 triệu đô la để cải tạo.

biệt thự Maison du Soleil 6

biệt thự Maison du Soleil 7

biệt thự Maison du Soleil 2

biệt thự Maison du Soleil 3

===> Các bạn đã xem hết những ngôi biệt thự trên thế giới rồi vậy ở Việt Nam thì sao? Hãy xem ngay những ngôi biệt thự đẹp nhất Việt Nam để biết được độ chịu chơi của các đại gia trong nước.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi, hy vọng sau bài viết các bạn sẽ có kiến thức tổng quát hơn về những ngôi biệt sự sang trọng trên thế giới.

Cập nhất những mẫu biệt thự đẹp nhất Tại Đây

Phuong Hako

Chọn màu sắc nội thất cho 12 cung hoàng đạo

Mỗi cung hoàng đạo có một nét đặc trưng, có những yếu tố đại diện và màu sắc riêng cũng giống như trong tử vi mỗi người vậy. Khi xung quanh họ được trang bị các màu sắc này, bản thân các cung hoàng đạo sẽ gặp được nhiều thuận lợi, may mắn trong cuộc sống hàng ngày.

Ngu hanh tuong sinh tuong khac

Bạch Dương (21/3 – 19/4): Màu hồng

Những cô nàng Bạch Dương tự tin, năng động, ưa thích mạo hiểm thì nên chọn màu hồng là tông màu chính cho căn phòng của mình. Nhiều người cho rằng màu hồng thường trẻ con, nhưng bạn thì không nghĩ như vậy. Màu sắc nhẹ nhàng sẽ mang lại cuộc sống an lành cho người chủ nhà thuộc cung Bạch Dương.

Kim Ngưu (22/4 – 22/5): Màu đen

Người thuộc cung Kim Ngưu có xu hướng phải đấu tranh để đạt mục tiêu, luôn tiến về phía trước. Nhiều người đánh giá bạn là người khá bướng bỉnh. Bạn có một điểm mạnh đó là tầm quan sát và khả năng nhận định, đánh giá mọi việc cực tốt. Bạn xu hướng thích những cái gì đó sang trọng và một chút huyền bí. Đó là lí do tông màu đen rất thích hợp với bạn.

Song Tử (21/5 – 21/6): Màu vàng

Tính cách của những ai thuộc cung Song Tử thường nhẹ nhàng, dễ thích nghi. Thay vì sống khép kin, họ lại khá hòa đồng, cởi mở, thích giao du. Vì thế màu vàng sẽ cực kỳ phù hợp với những người thích bay nhảy, ghét sự gò bó như Song Tử.

Cự Giải (22/6 – 23/7): Màu xanh sáng

Người thuộc cung Cự Giải thường rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương vì thế họ rất thích hợp với màu xanh sáng. Màu sắc tươi mát, dịu nhẹ sẽ giúp cho tâm trạng của Cực Giải thoải mái. Nó cũng là một màu sắc truyền cảm hứng, giúp bạn nhìn cuộc sống thêm phần tươi sáng hơn.

Sư Tử (24/7 – 23/8): Màu tím

Màu tím, màu của hoàng gia, của sự uy quyền sẽ phù hợp với Sư Tử – những người luôn khao khát vị trí lãnh đạo và không thích bị sai khiến.

Xử Nữ (24/8 – 22/9): Màu kem

Tỉ mỉ, thông minh là những điều người khác nhận xét về cô nàng Xử Nữ. Xử Nữ biết cách hài hòa mọi vấn đề trong cuộc sống cũng như công việc. Họ không muốn tham gia bất cứ một cuộc tranh đua nào, họ thích cuộc sống tự do an nhàn. Vì thế, màu sắc phù hợp nhất với họ là màu kem.

Thiên Bình (23/9 – 22/10): Màu xanh lá cây

Người thuộc cung Thiên Bình là người nhạy cảm nhưng rất tự tin, tháo vát và luôn sống có nguyên tắc. Người thuộc cung Thiên Bình luôn tin tưởng vào khả năng của mình trong việc đạt những mục tiêu của cuộc sống. Họ biết khi nào cần mạnh mẽ, khi nào cần nhẹ nhàng. Bạn luôn cố gắng cân bằng mọi thứ trong cuộc sống của mình, đó là lí do vì sao sắc thái của màu xanh lá cây dễ dàng khiến bạn hài lòng.

 

Hổ Cáp (23/10 – 22/11): Màu đỏ

Những ai thuộc cung Hổ Cáp có rất nhiều tài năng. Họ có thể đạt những mục tiêu của họ một cách dễ dàng. Thỉnh thoảng họ nóng tính, tuy nhiên, trong sâu thẳm họ là người bao dung và rộng lượng. Màu đỏ phù hợp nhất với cá tính và sở thích của bạn

Nhân Mã (23/10 – 20/12): Màu Socola

Bạn là người có vốn kiên thức phong phú. Dường như những người xung quanh coi là một cuốn từ điển sống bởi không gì là bạn không biết, thậm chí những kiến thức triết học cũng không ngoại lệ. Với tính cách như vậy, màu nâu socola sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn.

Ma Kết (22/12 – 20/1): Màu xám

Kiên nhẫn và chăm chỉ là những điều tốt đẹp người khác nói về bạn. Một khi đã xác định mục tiêu phấn đấu, bạn sẽ chăm chỉ hết sức và kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi thành công. Bạn cũng là người sống có kỷ luật, phép tắc. Màu sắc trung tính như màu xám là phù hợp nhất với bạn.

Bảo Bình (21/1 – 19/2): Màu cam

Bạn là một người khá độc lập, không thích dựa dẫm vào người khác. Bạn hợp nhất với tông màu cam tươi mát.

Song Ngư (20/2 – 20/3): Màu xanh sẫm

Những người thuộc cung hoàng đạo này thường giàu trí tưởng tượng, rất nhạy cảm và có tấm lòng từ bi nhân ái. Cũng giống như Cự Giải, Song Ngư cũng bị cuốn hút bởi tông màu xanh, nhưng thay vì chọn xanh sáng, Song Ngư sẽ hứng thú hơn với màu xanh sẫm.

==============> Xem thêm những kiến thức mới nhất về nhà đẹp của N8.

KientrucN8 ST

Tìm hiểu về phong Cách Minimalist

I – Khái quát về phong cách Minimalist

Minimalist xuất hiện vào đầu thế kỉ 20 tới những năm 1920 sau thế chiến thứ nhất. Minimalist là kiểu thiết kế rút gọn chỉ để lại các yếu tố chính. Van der Robe là một trong những Kts đầu tiên áp dụng triết lí của Minimalist. Sự phát triển của các vật liệu hiện đại như kính, bê tông, thép, .v.v. là khởi nguồn cho sự phát triển của Minimalist. Ngoài ra, các tiêu chuẩn xây dựng được hình thành phục vụ cho việc thiết kế các tòa nhà tối giản và hiệu quả hơn. Xu hướng này tiếp tục được thông qua vào giữa thế kỉ 20, với thiết kế đáng chú ý về mặt hình học, đơn giản và hiệu quả hơn mà vẫn hiện đại.

Minimalist đặc biệt phát triển mạnh mẽ vào những năm 1960 tại Mỹ. Tiêu biểu như De Stijl, người đã phản ứng chống lại chủ nghĩa nghệ thuật trừu tượng và chỉ sử dụng các khối hình học thô sơ trong các tác phẩm của mình mà không hề bổ sung bất kì yếu tố nào khác.

Het_Rietveld_Schroderhuis_foto_Ernst_Moritz.jpg.630x378_q85_crop-1_upscale-1

Rietveld Schröder House (photo: Ernst Moritz)

Các thiết kế đơn giản của Dieter Rams, Braun. Ikea, các công ty nội thất Thụy Điển là những ví dụ tiêu biểu về phong cách Minimalist. Các đồ nội thất được thiết kế rất đơn giản để có thể lắp ráp một cách dễ dàng.

white-livingroom-with-electric-fireplace

large-bedroom-white-closets-architectural-windows

II- Các yếu tố đặc trưng của phong cách Minimalist

1- Nguồn gốc của Minimalist

Cũng như với bất cứ điều gì trong cuộc sống, thiết kế tối giản bị ảnh hưởng nhất định bởi một vài yếu tố, cụ thể là:

– Phong trào nghệ thuật De Stijl

– Triết lí của Kts Van Der Robe

– Thiết kế truyền thống của Nhật Bản.

a- Phong trào nghệ thuật De Stijl

De Stijl là một phong trào nghệ thuật ở Hà Lan bắt đầu từ năm 1917 và kéo dài đến khoảng đầu những năm 1930. De Stijl hướng đến sự đơn giản và trừu tượng bằng cách giảm các chi tiết chỉ để hình thức thiết yếu của nó và màu sắc. Các yếu tố cơ bản trong nghệ thuật De Stijl bao gồm:

– Các đường ngang và dọc

– Dạng hình chữ nhật

– Các mảng chính màu trắng, đen và xám

– Màu cơ bản xanh, đỏ và vàng.

42_destijl01

 

b- Triết lí của Kts Van Der Robe

Ludwig Van Der Robe là một Kts người Đức, ông được coi là người tiên phong trong kiến trúc hiện đại và phong cách kiến trúc của mình trong thời hậu thế chiến thứ nhất. Ông đã đặt nền móng cho thiết kế tối giản bằng cách:

– Sử dụng vật liệu hiện đại như sắt thép và các tấm kính.

– Có một khuôn khổ cấu trúc tối thiểu

– Nhiều không gian mở trong thiết kế

afoto636

c- Thiết kế truyền thống của Nhật Bản

Chỉ thêm những gì cần thiết và loại bỏ phần còn lại luôn là trọng tâm trong thiết kế truyền thống của Nhật Bản. Văn hóa Nhật Bản được lưu truyền với triết lí của Zen được áp dụng trong tất cả khía cạnh trong cuộc sống.

II- Các yếu tố đặc trưng của phong cách Minimalist

1- Hằng số phong cách

Minimalism được đặc trưng bởi sự đơn giản, nó không sử dụng các yếu tố trang trí. Các yếu tố hình học chủ yếu là các hình chữ nhật, các góc nhọn hoặc một đường cong nhẹ. Không gian chỉ sử dụng các đối tượng cần thiết. Màu trắng, màu sắc tự nhiên mềm mại màu xám và nhẹ thường xuyên được sử dụng.

Một đặc trưng nữa của phong cách Minimalist là tầm quan trọng của không gian mở. Nó mang lại sự tự do, thư giãn tối đa cho người sử dụng.

Luxury-Bedrooms

 

2- Ánh sáng

Ánh sáng đóng vai trò chính trong phong cách Minimalist. Các không gian được lấp đầy bởi ánh sáng tự nhiên khuếch tán. Đó là phản xạ từ các bề mặt tường, trần và sàn nhà. Nội thất theo phong cách Minimalist luôn có sự tự do của không gian. Cố gắng tránh chia một căn phòng và tạo ra nhiều không gian thống nhất, điều đó sẽ dẫn lối cho ánh sáng lan tỏa khắp căn phòng. Sử dụng vách ngăn kính khi muốn chia nhiều không gian hơn.

Sử dụng các loại đèn chiếu sáng, đèn LED, đèn treo, đèn sàn .v.v. một cách thông minh, biến chúng trở thành trung tâm của căn phòng.

3- Màu sắc

Phong cách Minimalist chỉ chọn một hoặc hai màu trong thiết kế tổng thể của nó. Thường thì dừng lại ở màu trắng để nhấn mạnh lên các đường và các hình thức của nội thất. Nếu muốn tăng thêm sức sống cho căn phòng có thể chọn các chi tiết tương phản về màu sắc cho các yếu tố phụ.

2771f636599117.5721f88a083f6

4- Vật liệu

Phong cách Minimalist sử dụng các vật liệu hiện đại, thân thiện và bền vững. Đó là kính, gương, xi măng đánh bóng, đá, vải .v.v. Tất cả phải phù hợp với nhau và tạo ra được tổng thể đẹp.

5- Đồ nội thất

Số lượng đồ đạc phải được giảm đến mức tối thiểu. Đồ nội thất không nên phức tạp, bọc sáng và có kích thước lớn.

Hình dạng đơn giản, màu sắc rắn, ghế mềm là những tiêu chí cơ bản trong việc lựa chọn đồ nội thất cho phong cách Minimalist. Màu sắc nội thất có thể trái ngược với màu tường hoặc chỉ đơn giản là đồng màu trắng. Tỉ lệ thích hợp của đồ nội thất trong căn phòng xoay quanh con số 20% là đẹp nhất.

ceb8c535742343.57027ca547dc6

6- Vải

Các loại vải màu rắn được sử dụng nhiều trong các rèm cửa, rèm cuộn. Bên cạnh đó là các vật liệu tự nhiên như cotton hoặc lanh.

7- Các đối tượng trong thiết kế kiểu Minimalist

Minimalist không làm nổi bật sự hiện diện của bất cứ cái gì, nhưng bất kì sự thiếu vắng nào cũng sẽ đem lại cảm giác hụt hẫng. Bất kì đối tượng nào được chọn cũng phải đảm bảo sự hoàn hảo về kiểu cách, hình thức. Đó là lí do tại sao các vật dụng có giá trị nghệ thuật sao thường được sử dụng trong phong cách Minimalist.

8- Trần nhà

Trần phẳng được sử dụng trong phong cách Minimalist. Đối với các không gian nhỏ trần kiểu glossy được sử dụng để mở rộng không gian.

Phong Cách Scandinavian – Đơn Giản Và Sạch Sẽ!

I. Khái quát về phong cách Scandinavian

Sandinavia là các Bắc Âu bao gồm Đan Mạch, Na Uy và Thụy Điển. Thiết kế theo phong cách Scandinavian thường được mô tả bởi nhiều thứ nhỏ gọn với các đường nét đơn giản và sạch sẽ. Nhiều chức năng, hiệu quả mà không cần các nguyên tố nặng nề gì, chỉ những thứ gì cần thiết nhất sẽ được sử dụng. Đây là cơ sở của tất cả các thiết kế theo phong cách Scandinavian.

phong cách Scandinavian

Phòng khách mang đậm phong cách Scandinavian

Những phẩm chất tinh tế này bắt nguồn từ những năm đầu thế kỉ 20 đến đầu thời kì phong trào nghệ thuật. Và những đường nét đơn giản của nó bắt nguồn từ các phong trào nghệ thuật giữa hai cuộc thế chiến làm nên sự sang trọng của phong cách Scandinavian. Khái niệm “Beautiful things that make your life better” ( Những điều tuyệt đẹp làm cuộc sống của bạn tốt hơn ) đã được đánh giá cao.

phong cách Scandinavian

Phong cách Scandinavian thường được nhắc đến thiết kế như dân chủ, vì mục đích của nó chính là phục vụ quần chúng thông qua các sản phẩm dễ tiếp cận được với giá cả phải chăng.

phong cách Scandinavian

Hệ tư tưởng này xuất phát từ các tổ chức địa phương với mục đích thúc đẩy thiết kế mà số đông công chúng có thể tiếp cận và thưởng thức được. Mặc dù thiết là là dân chủ và cho mọi quần chúng nhân dân nhưng cũng không được tước bỏ vẻ đẹp của nó.

phong cách Scandinavian

Nội thất luôn được bày trí tối giản nhất có thể

Từ những năm 30 của thế kỉ 20, một số triển lãm thiết kế phong cách Scandinavian bắt đầu được tổ chức trên khắp Châu Âu và Bắc Mỹ. Và nó bùng nổ mạnh mẽ nhất vào những năm 1950 trở đi.

phong cách Scandinavian

Với gam màu sáng là chủ đạo phòng bếp trở nên rộng rãi hơn

II. Các yếu tố đặc trưng của phong cách Scandinavian

1. Less is more

Khi nhà thơ Robert Drowning vô tình viết ra cụm từ ‘ Less is more” trong “ Andrea del Sarto” có lẽ ông không thể ngờ rằng bản thân mình đã định nghĩa một bản chất, một xu hướng thiết kế được sử dụng mạnh mẽ sau đó cả trăm năm. Sự tối giản luôn là định nghĩa đầu tiên khi muốn nói đến phong cách Scandinavian.

phong cách Scandinavian

Đơn giản thực sự là chìa khóa của phong cách Scandinavian. Nguyên tắc chính là ưu tiên chức năng mà không làm mất đi giá trị thâm mỹ.

phong cách Scandinavian

2. Ánh sáng

Sự u ám của mùa đông dài đằng đẵng là nguồn cảm hứng bất tận với phong cách Scandinavian. Qua đó, ánh sáng tự nhiên được khuếch đại bằng bất kì phương tiện cần thiết nào. Cửa sổ sẽ được mở rộng tối đa, các tấm gương đặt ở vị trí phản xạ, khuếch tán bất kì nguồn sáng nào có sẵn xung quanh. Các bảng màu chủ đạo thường là màu trung tính có khả năng phản chiếu ánh sáng tốt.

phong cách Scandinavian

Vật dụng điện trong nhà được thiết kế với những đường nét đơn giản, tạo thêm ánh sáng cần thiết mà không gây nên sự hỗn loạn thị giác. Nến được sử dụng rộng rãi, tạo ánh sáng trang trí mềm mại với ngọn lửa bập bùng.

phong cách Scandinavian

phong cách Scandinavian

Ánh sáng luôn ngập tràn là đặc điểm của phong cách này

3. Màu sắc

Bạn có thể thấy phong cách vùng biển Bắc Âu chuộng gam màu trắng, màu đất và những vật liệu thô mộc tự nhiên, lông thú và da. Đặc điểm khí hậu hình thành nên các dấu hiệu nhận biết về phong cách, mà bạn có thể dễ dàng suy luận từ những vốn kiến thức địa lý và lịch sử.

phong cách Scandinavian

Hệ tủ bếp với màu trắng chủ đạo kết hợp với xanh navi tinh tế

Tuy nhiên ở môi trường hiện đại, với sự giúp đỡ của các trang thiết bị như cửa kính, lò sưởi, máy sưởi, máy lạnh, chất liệu nhân tạo… thì phong cách này đã được biến đổi cho hiện đại và phù hợp hơn với môi trường sống, thích nghi cả trong thành phố và những căn hộ chung cư.

phong cách Scandinavian

Bảng màu chủ đạo trong phong cách Sandinavian bao gồm trắng, màu da trắng, màu xám và tông màu nhẹ của thiên nhiên.

phong cách Scandinavian

Màu trắng có thể coi là đặc trưng chủ đạo cho phong cách Scandinavian, nó làm căn phong trông lớn hơn, sáng hơn và có thể làm nền cho bất kì màu sắc nào yêu thích của chủ nhà trong căn phòng.

===> Hãy xem ngay bài viết sau để có cái nhìn tổng quan hơn về 2 phong cách Scandinavian và Milimalist: https://kientrucn8.com/kien-thuc-tong-hop/tim-hieu-ve-phong-cach-minimalist/

4. Yếu tố tự nhiên

Các nhà thiết kế theo phong cách Scandinavian chịu ảnh hưởng bởi tất cả mọi thứ diễn ra xung quanh họ. Với truyền thống của họ về nghề thủ công và sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu xung quanh.

phong cách Scandinavian

Đối với những người năng động, cuồng nhiệt với cuộc sống bên ngoài thì khi trở về căn phòng Scandinavian sẽ mang lại cảm giác đó.

Gỗ tự nhiên là một tính năng nổi bật trong các đặc điểm thiết kế nội thất phong cách Scandinavian. Gỗ là sự lựa chọn ưa thích trong sàn nhà.

phong cách Scandinavian

Đa số đồ nội thất đều có nguồn gốc từ thiên nhiên

phong cách Scandinavian

Một chậu cây nhỏ xinh trong nhà cũng thường được sử dụng trong trang trí nội thất để đem lại yếu tố tự nhiên.

5. Chất liệu vải, thảm

Một không gian theo phong cách Scandinavian tuyệt đối không chịu sự nặng nề của các loại vải nặng. Chỉ cần một chút phụ kiện dệt may nhưng có khả năng đem lại tác động tối đa. Đó có thể là một tấm thảm đầy màu sắc xác định không gian chính và một vài miếng đệm sofa có sọc màu sắc hài hòa. Hoặc là một số thảm hoa văn trang trí trên bàn ăn. Các loại vải tự nhiên như cotton, len và vải lanh được ưa thích và sử dụng nhiều nhất.

phong cách Scandinavian

phong cách Scandinavian

III. Phong cách Scandinavian ở Việt Nam

Nếu đam mê phong cách Scandinavian thì hẳn bạn khó có thể bỏ qua nội thất căn hộ ở Sài Gòn này. Để sở hữu nội thất căn hộ chuẩn phong cách Scandinavian, các kiến trúc sư và gia chủ đã phải kỳ công tìm kiếm, chọn lựa các món đồ nội thất sao cho phản ánh đúng đặc trưng của phong cách này.

phong cách scandinavian ở việt nam

Phong cách Scandinavian toát lên từ các món đồ nội thất căn hộ được lựa chọn kỹ càng từ kiểu dáng, chất liệu đến màu sắc. Hệ thống ánh sáng rất được chú trọng nhằm đem lại không gian, ánh sáng đặc trưng của phong cách này.

phong cách scandinavian ở việt nam

Phòng khách của căn hộ được thiết kế liền kề phòng bếp với gam màu trắng chủ đạo cùng các đồ nội thất gỗ đặc trưng.

phong cách scandinavian ở việt nam

phong cách scandinavian ở việt nam

Phòng bếp ốp gạch bông tạo điểm nhấn

phong cách scandinavian ở việt nam

phong cách scandinavian ở việt nam

Phòng ngủ luôn ngập tràn ánh sáng

phong cách scandinavian ở việt nam

Thật khó có thể cưỡng lại được cách thiết kế nội thất phòng ngủ này. Vẫn là gam màu trắng chủ đạo thêm thắt bởi tông ghi, đen của các món vật dụng như gối, tranh hay bộ bàn ghế, … giúp căn phòng ngủ đậm đặc phong cách Scandinavian Bắc Âu.

phong cách scandinavian ở việt nam

Hy vọng bài viết này của chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về phong cách Scandinavian để áp dụng ngay vào căn hộ của mình.

Cảm ơn đã theo dõi và ủng hộ.

KientrucN8

Phong Cách ART Nouveau – Cảm Hứng Từ Thiên Nhiên!

I – PHONG CÁCH ART NOUVEAU LÀ GÌ?

Art Nouveau (Tiếng Pháp mang nghĩa là “Nghệ Thuật Mới”) hay còn được gọi là Jugendstil (“Nghệ Thuật Trẻ” trong tiếng Đức) và nhiều tên gọi riêng biệt ở các quốc gia khác nhau, chẳng hạn như Stile Liberty (Ý), Modern (Nga) hoặc Modernisme (Tây Ban Nha)..vv..Về lịch sử hình thành art nouveau thì đây là một phong cách nghệ thuật xuất hiện cuối thế kỉ 19 và tồn tại đến đầu thế kỉ 20, trước Thế chiến I.

Art Nouveau có tiền nhân từ Art & Craft, dần trở thành một phong cách sáng tạo của nghệ thuật, nó trở nên phổ biến từ khoảng 1890 đến thế chiến thứ nhất. Nó tạo niềm cảm hứng khắp Châu Âu và xa hơn nữa, nó còn có thể được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau. Chẳng hạn như phong cách Glasgow hoặc theo tiếng Đức là Jugendstill. Phong cách Art Nouveau nhằm hiện đại hóa thiết kế, thoát ra khỏi khuôn mẫu trước đó đã trở nên phổ biến.

726px-La_station_art_nouveau_de_la_porte_Dauphine_(Hector_Guimard)

Cầu thang được trang trí theo phong cách Art Nouveau

phong cách Art Nouveau trong thiết kế

Nhà phố được thiết kế theo phong cách Art Nouveau

phong cách Art Nouveau trong thiết kế

Chiếc cổng sắt được trang trí theo phong cách Art Nouveau

Cảm hứng của Art Nouveau xuất phát từ cả hai hình thức hữu cơ và hình học, phát triển các thiết kế thanh lịch mà hòa quyện, hình thức tự nhiên với các đường nét góc cạnh hơn. Phong trào này đã xóa bỏ hệ thống cấp bậc truyền thống về nghệ thuật, mà đề cao cái gọi là nghệ thuật tự do.

Phong trào này được xem là cầu nối quan trọng giữa tân cổ điển và hiện đại. Nó dần được thay thế vào năm 1920 bởi Art Deco.

II- CÁC ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT ART NOUVEAU.

Đặc điểm làm nên cảm hứng mạnh mẽ cho Art Nouveau xuất phát từ thiên nhiên. Đó chủ yếu là các đường cong và những đường gần thẳng. Art Nouveau đem đến cho thiên nhiên sắc thái, ý nghĩa, tâm trạng trong tất cả các họa tiết trang trí. Nó là sự kết hợp hài hòa, nữ tính giữa các dạng hình dáng của hoa, lá, chồi và rễ. Dưới góc nhìn của Art Nouveau thiên nhiên ẩn chứa sức mạnh không thể gò bó được.

phong-trao-nghe-thuat-art-nouveau

Tủ đồ theo phong cách Art Nouveau

1- Art Nouveau trong thiết kế nội thất.

Về đường nét, đặc điểm chung nhất của Art Nouveau là đường cong. Những đường cong phóng khoáng kiểu asymetrical uốn lượn. Sức sống của đương cong trong Art Nouveau có liên quan đến tính chất hữu cơ của thiên nhiên, đồng thời đem lại cho nó vẻ đẹp hoành tráng. Bên cạnh đó là những chất liệu phát sáng. Đó là các đồ đạc được dát vàng, bạc có tính chất ánh kim hay những cây đèn bàn chụp thủy tinh lung linh nhiều màu, hoặc những món đồ kim hoàn lộng lẫy. Đồ trang sức là một mảng nhỏ song đặc sắc của Art Nouveau. Những món nữ trang làm nổi bật hoàn hảo những đặc điểm của phong cách này.

Giới kiến trúc châu Âu không ai lạ lẫm với cái tên Antoni Gaudi với những công trình đặc biệt. Khi nhắc tới kiến trúc châu Âu, người ta thường liên tưởng đến những ngôi nhà có đường nét chắc chắn và mạnh mẽ, nhưng những công trình của Gaudi thì lại được nhào nặn và bóp méo, thêm thắt những chi tiết kì quặc nhưng lôi cuốn.

Gaudi khai thác triệt để Art Nouveau trong từng chi tiết công trình của mình, đến mức dù khoanh vùng một phần bất kì của tòa nhà cũng cảm thấy vẻ đẹp mĩ miều. Từ những chiếc cột cho đến balcone mang hình dạng uốn lượn và quấn lấy nhau của dây leo, cho đến những ô cửa kính nhiều màu sắc kết hợp hài hòa trong một không gian hoàn toàn khác biệt.
phong cách Art Nouveau trong thiết kế nội thất

Không gian tại khách sạn Tassel thiết kế bởi Victor Horta

phong cách Art Nouveau trong thiết kế

Một sảnh khách sạn theo phong cách Art Nouveau

phong cách Art Nouveau trong thiết kế

phong cách Art Nouveau trong thiết kế

 

2- Art Nouveau trong kiến trúc

Nguồn cảm hứng của Art Nouveau là bất tận. Nó thâu tóm các cung bậc trầm bổng trong cuộc sống.

Sừng sững giữa thủ đô Barcelona, Tây Ban Nha là nhà thờ Sagrada Familia, một trong những công trình được thiết kế bởi Antoni Gaudi. Mặc dù được thiết kế và khởi công từ cuối thế kỉ 19, nhưng phải đến khoảng năm 2026 mới chính thức hoàn thành.

Đây được coi là một trong những công trình theo trường phái Art Nouveau mẫu mực bởi nó được lấy cảm hứng hoàn toàn từ thiên nhiên như những chi tiết uốn lượn từ chiếc lá khô, cột trụ từ gốc cây, đỉnh tháp từ hoa oải hương, cầu thang từ vỏ ốc hay chi tiết trang trí từ tổ ong… Chưa dừng lại ở đó, trần nhà cao với kết cấu vô cùng phức tạp nhưng đẹp mắt trông càng lung linh huyền ảo hơn với ánh sáng nhiều màu qua những ô cửa kính được trang trí bắt mắt.

phong cách Art Nouveau trong kiến trúc

Casa Batllo thiết kế bởi Antonio Gaudi

phong cách Art Nouveau trong kiến trúc

Nhà thờ Sagrada Familia

phong cách Art Nouveau trong kiến trúc
phong cách Art Nouveau trong thiết kế

phong cách Art Nouveau trong thiết kế

Phong cách Art cho biệt thự ở Latvia

phong cách Art Nouveau trong thiết kế

phong cách Art Nouveau trong thiết kế

phong cách Art Nouveau trong thiết kế

Nghệ thuật Art Noveau mới của Pháp

phong-trao-nghe-thuat-art-nouveau - Eiffel

Tháp Eiffel được thiết kế theo phong cách Art Nouveau.

3- Art Nouveau trong thời trang

Phong cách Art Nouveau nhìn nhận người phụ nữ như một thế lực nguy hiểm, quyến rũ và kì bí. Thông qua các đồ vật nội thất, thân thể người phụ nữ trở thành một hình thức trang trí. Đỉnh cao là phong trào Baroque và Mannerism, thiên về tính thẩm mỹ nhiều chi tiết, phức tạp trong thiết kế và trang trí

 

phong-trao-nghe-thuat-art-nouveau

Motif Art Nouveau

phong cách Art Nouveau trong thời trang

phong cách Art Nouveau trong thời trang

phong cách Art Nouveau trong thiết kế

phong cách Art Nouveau trong thiết kế

Nhắc đến Art Nouveau không thể bỏ qua sự ảnh hưởng của trường phái này lên thời trang. Rất nhiều NTK lấy cảm hứng từ Art Nouveau nhưng để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí tôi nhất vẫn là BST mùa xuân 2008 của Prada. Họ, những người mẫu được ví như những nàng tiên không phải chỉ bởi những bức họa trên trang phục mà bởi chất liệu organza nhẹ nhàng và đường nét thanh thoát. Ngoài trang phục, Miuccia Prada còn chăm chút đến túi xách và giày lấy cảm hứng từ những đóa hoa. Thậm chí, bà còn cộng tác với họa sĩ James Jean để làm một đoạn phim ngắn nói về vòng đời của một nàng tiên sinh ra từ đóa hoa đậm chất Art Nouveau.

phong cách Art Nouveau trong thời trang

phong cách Art Nouveau trong thời trang

phong cách Art Nouveau trong thời trang

phong cách Art Nouveau trong thời trang

 

phong cách Art Nouveau trong thiết kế

Art Nouveau được xem là phong cách nghệ thuật “tổng hợp”, với sự ảnh hưởng rộng lớn trong mọi lĩnh vực thiết kế: nghệ thuật trang trí (đồ trang sức, đồ nội thất, dệt may, đồ chế tác bằng bạc, đồ dùng gia đình, đèn chiếu sáng), kiến trúc, nghệ thuật đồ họa, thiết kế nội thất và hội họa. Phong cách Art Nouveau nổi bật bởi tính hoa mĩ, lượn sóng, bất đối xứng, các họa tiết cách điệu hóa từ hình thức tự nhiên (hoa và cây), hình ảnh tiên nữ cùng các đường cong mềm mại (vòng cung, parabol, và hình bán nguyệt )… Art Nouveau có thể được nhắc đến như “người tiền nhiệm” quan trọng của Chủ nghĩa Hiện đại.

Xem thêm các sản phẩm thiết kế của N8 tại link:

Các thiết kế của N8 – phong cách hiện đại, đa dạng

Nguồn: Sưu tầm Internet

Xem thêm dịch vụ: sửa chữa đồng hồ, thay pin đồng hồ, thay dây đồng hồ, lau dầu đồng hồ, đánh bóng đồng hồ, chống nước đồng hồ, sửa đồng hồ, thay kính đồng hồ

Phong cách Pop Art – kích thích, táo bạo và màu sắc

I. Khái quát về phong cách Pop Art

Phong cách Pop Art có tên gọi là viết tắt của Popular Art, là (nghệ thuật đại chúng) phổ biến cho mọi đối tượng, tầng lớp, nghĩa khác của từ “Pop” là một cú đấm. Pop Art là hình thức nghệ thuật phản ánh hiện thực vật chất trong cuộc sống hàng ngày của đại chúng (mà ảnh hưởng mạnh mẽ nhất là xã hội Mỹ). Pop Art coi trọng nền văn hóa pop – nền văn hóa “phổ biến” cùng nguồn cảm hứng được tìm thấy trên: sản phẩm tiêu dùng hàng ngày, truyền thông quảng cáo, phim ảnh, hoạt họa, biểu tượng vv…

Pop Art sử dụng hiệu quả tối đa nghệ thuật quần chúng để mang đến sự táo bạo, sáng tạo. Cái tên của nó được lựa chọn bởi Laurence Alloway vào năm 1955. Nó được chọn để đại diện cho một hình thức mới của nghệ thuật phổ biến và nó được đặc trưng bởi những hình ảnh của chủ nghĩa tiêu thụ, phổ biến văn hóa và khối màu sắc.

khái quát phong cách pop art

Phong cách Pop Art được thể hiện trên công trình kiến trúc

Những đặc điểm chính của phong cách nghệ thuật Pop Art đó là đối tượng dễ nhận biết, chịu ảnh hưởng của tranh ảnh báo chí hoặc các phương tiện truyền thông đại chúng; dạng hình ảnh phẳng hay phân chia theo mảng; ngôn ngữ hình ảnh khá trẻ trung và có cách thể hiện táo bạo; màu sắc rất rực rỡ, tương phản mạnh, chủ yếu là vàng, đỏ và xanh dương.

khái quát pop art

Trường học, nhất là các trường mẫu giáo hiện nay thường thiết kế theo phong cách này

Phong cách nội thất Pop art đầy sự kích thích, táo bạo và đầy màu sắc. Nó phát triển mạnh mẽ vào những năm 60. Phong cách Pop art phù hợp với những người vui vẻ, năng động mà không cần quan tâm đến ý kiến của người khác. Chúng ta có thể thấy các poster của Marilyn Monroe, màu sắc sặc sỡ và phong phú. Đây là phong cách tràn đầy năng lượng, nó nằm ngoài các quy tắc và thể hiện được cá tính.

Phong cach Pop Art (1)

Phong cách Pop Art dễ dàng nhận thấy trong cách bố trí nội thất và lựa chọn màu sắc.

Hình ảnh mà Pop Art sử dụng đôi khi ưa chuộng các yếu tố tầm thường hay các yếu tố hào nhoáng nhưng không có giá trị thực sự, thường thông qua sự châm biếm hài hước. Phong cách của Pop Art được xây dựng trên cả nghệ thuật trừu tượng (ẩn dụ, châm biếm) và phong cách quảng cáo thương mại (truyền thông sử dụng hình ảnh những người nổi tiếng qua kĩ thuật in ấn để tăng số lượng tiêu thụ, vì vậy người nổi tiếng là đối tượng dễ thấy trong Pop Art).

phong trào nghệ thuật pop art

Tạo hình điễn viên nổi tiếng Marilyn theo phong cách pop art

Xét trên khía cạnh nào đó, Pop Art đánh giá cao những gì gọi là “văn hóa vật chất”, đơn giản là, Pop Art nhận ra sự hiện diện “phổ biến” của chủ nghĩa vật chất như một sự kiện phát sinh tự nhiên. Thay vì những nội dung “viễn tưởng” như truyện trong Kinh Thánh, thần thoại, huyền thoại truyền thống được tạo thành các đối tượng trong mỹ thuật. Pop Art nhìn thấy sự phát triển ngày càng tăng của nền công nghiệp tiếp thị (marketing corporate) thông qua văn hóa Phương Tây, để lấy nguồn cảm hứng là thương mại hóa chính nó như một chủ đề nghiên cứu trong nghệ thuật.

II. Đặc điểm của phong cách Pop Art

1- Màu sắc

Bảng màu của phong cách Pop Art rất phong phú và sôi động. Tất cả các màu sắc đều rất năng động. Đó có thể là màu đỏ thẫm, đỏ tươi, vàng, tím, xanh dương và xanh lá cây. Bên cạnh đó Pop Art tích cực sử dụng sự tương phản màu trong các vật dụng, các bức tranh trang trí. Các đèn neon nhiều màu sắc cũng được sử dụng tô điểm cho gian phòng.

màu sắc pop art

Được sử dụng để làm nổi bật các pano quảng cáo

cách phối màu pop art

Pop Art sử dụng các gam màu với sắc độ cực kỳ tươi mới. Phần lớn gồm những gam màu bậc 1, độ chói cao. Có thể dễ dàng nhận thấy điểm tích cực của việc vận dụng màu sắc này là sự trẻ trung, tươi mới phù hợp với những người trẻ tuổi, năng động, thích sự phá cách. Khi áp dụng những gam màu này sẽ tạo được ấn tượng mạnh lên sản phẩm.

màu sắc truyện tranh pop art

Các bạn thường thấy những quyển truyện tranh như thế này ở những thập niên 80 thế kỷ trước

Tuy nhiên nó cũng có một số hạn chế nhất định. Vì là những gam màu bậc 1, chói nên khó sử dụng trong nội thất, phải kết hợp với các gam màu khác để dung hoà, ít sử dụng cho ngoại thất do ánh nắng tác động, màu mau phai, khó sử dụng cho đối tượng là người trung niên và người già.

màu sắc coca

Thương hiệu “phổ biến” trên toàn thế giới Coca-Cola trong các bản màu theo phong cách nghệ thuật Pop Art. Thực hiện bởi Devinthecool trên deviantart.com

2- Trần và sàn nhà

Không có bất kì quy tắc gì đưa ra cho quy định thiết kế trần sàn trong phong cách Pop Art. Bạn có thể dùng laminate, vinyl, gỗ, thảm,.v.v. tất cả đều được hết. Có thể dùng phương án an toàn với sàn gỗ làm nền. Muốn táo bạo hơn có thể dùng thảm sặc sỡ nhiều màu sắc.

trần nhà phong cách pop art

Phong cách Pop Art

Trần kính kéo dài là hoàn hảo với phong cách Pop Art. Nó phản xạ lại nhiều bóng, đem lại sự tương phản, ánh sáng, mở rộng không gian cho căn phòng. Nếu không thì trần màu trắng trơn cũng là một phương án khả dĩ.

trần sàn phong cách pop art 2

Sàn nhà dùng thảm trang trí phong cách pop art

trần sàn phong cách pop art

Ngoài sàn nhà ra, tường cũng được trang trí các họa tiết pop art

phòng trẻ em phong cách pop art

3- Đồ đạc

Đặc tính của đồ nội thất theo phong cách Pop Art là màu sắc rất tươi sáng, thiết kế nhỏ gọn và vật liệu nhân tạo, đặc biệt là nhựa. Những vật dụng bóng bẩy, có dáng hình học là những tiêu chí chính khi lựa chọn đồ nội thất.

Để đem lại cảm giác tốt về không gian và sự tự do trong căn phòng, không nên nhồi nhét quá nhiều các đồ nội thất. Đó là những vật dụng cần thiết nhất, được chọn lựa thật cẩn thận. Các đồ nội thất sẽ có tác động rất lớn tới việc phát triển xu hướng xuyên suốt ngôi nhà.

Sofa bàn ghế theo phong cách pop art

4- Phụ kiện

Một đặc trưng dễ thấy và nổi bật làm nên phong cách Pop Art là các phụ kiện trang trí. Sử dụng các phụ kiện trang trí sáng tạo, làm bằng tay, độc nhất và duy nhất.

Phong cach Pop Art (2)

Bàn ghế hay phụ kiện sofa phong cách pop art

Poster của Monroe hay chân dung của riêng bạn được phá cách, biến tấu bằng những khối chính với những mảng màu đối nhau chan chát. Hay đơn giản hơn là hình ảnh một vật nuôi dễ thương trong nhà nều có thể trở thành một tác phẩm nghệ thuật dùng để trang trí.

III. Phong cách Pop Art trong thời trang.

Trong thời trang, Pop Art đã và đang trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà thiết kế. Thời trang gắn liền với phong cách nghệ thuật và cho đến bây giờ thời trang Pop Art chưa bao giờ là lỗi thời cả. Chúng ta có thể vẫn còn nhớ năm 2014, xu hướng thời trang Pop Art nổi lên và đặc biệt gây ấn tượng mạnh với các mẫu thiết kế cực kì bắt mắt đến từ các thương hiệu lớn như Dior, Chanel, Burberry…

Bộ sưu tập mang tên Bloomsbury của nhà thiết kế Burberry Prorsum đã làm nức lòng giới yêu thời trang khi trình làng các mẫu trench coat, khăn, giày, áo khoác và túi xách với chi tiết hình hoa được vẽ bằng tay.

Bạn sẽ thấy rất nhiều các thiết kế mùa thu đông 2014 thấp thoáng hình ảnh các tác phẩm hội họa như mẫu thiết kế của Prada và tác phẩm Knots của họa sỹ Sarah Morris, đầm của Akris và tác phẩm Nacht.1, II 1992 của Thomas Ruff, áo khoác của Altuzarra và và tác phẩm Grace Kelly III của Imi Knoebel…

thời trang phong cách pop art 6

thời trang phong cách pop art 2

Một số thiết kế thời trang được in bằng tranh pop art của bậc thầy Lichtenstein

Dù Pop Art tuy gần gũi với cuộc sống nhưng để diện nó lên người và lao ra phố thì bạn phải thật sự tinh tế nếu muốn trở thành một con tắc kè thảm họa làm rối mắt người nhìn. Với Pop Art – Simple is the best, thay vì diện cả cây đồ chói lóa với đủ màu sắc và họa tiết, bạn hãy chọn một món đồ với chi tiết thật ấn tượng, bắt mắt và những phần còn lại của bộ trang phục với màu trơn là đủ

thời trang phong cách pop art 4

IV. Phong cách Pop Art trong kiến trúc và nội thất

Phong cách này mang trong mình một sự phá cách và bùng nổ. Những món đồ trang trí không rõ công năng, sắp xếp ngẫu hứng, màu sắc đa dạng… mang lại sự tươi trẻ và năng động cho Pop Art. Và hoàn toàn không có chỗ cho sự buồn tẻ, đơn điệu. Pop art là nghệ thuật đại chúng, có tính nhất thời, hiệu quả sử dụng và kinh tế cao, tính chất trẻ trung, phóng khoáng, táo bạo, phá cách, hài hước.

kiến trúc phong cách pop art

Qúa trình tạo hình kết hợp phối màu khéo léo cho công trình phong cách pop art

kiến trúc phong cách pop art 2

Một cách rất đơn giản để thiết kế nội thất theo phong cách Pop Art là hãy sử dụng những tác phẩm nghệ thuật của chính trường phái này: những bức tranh, hình chụp cách điệu, những mẫu đồ họa, những ấn bản truyện tranh hoạt hình, áp phích hay biểu tượng thương hiệu…Một hiệu ứng thường thấy khi sử dụng tranh ảnh Pop Art là lặp lại: ví dụ, bạn có thể treo bốn bức ảnh Marilyn Monroe với những tông màu khác nhau để ghép thành một hình ảnh tổng thể đặc sắc.

nội thất phong cách pop art

nội thất phong cách pop art

Chỉ cần trang trí lại mảng tường hay một số vật dụng nhỏ chúng ta đã có thể thiết kế nội thất phòng ngủ theo phong cách pop art.

nội thất phong cách pop art

nội thất phong cách pop art

nội thất phong cách pop art

Ngày nay, Pop Art cũng vẫn đang là một trào lưu nghệ thuật độc đáo và thịnh hành. Tuy nhiên, các thiết kế nội thất và kiến trúc theo phong cách này không chỉ đơn thuần là việc sử dụng màu sắc tương phản, tươi mới, sắp đặt những chi tiết “theo ngẫu hứng”; cũng không đơn giản là sự biến tấu một chi tiết kiến trúc cổ điển theo kiểu hiện đại, hay sử dụng các chi tiết một cách phi tỷ lệ rồi nhận là thiết kế theo phong cách Pop Art… Bởi lẽ, mỗi công trình dù sử dụng thủ pháp gì vẫn phải bảo đảm sự thống nhất thể hiện được những ý nghĩa mà nó muốn truyền tải.

chung cư pop art

Thiết kế nội thất chung cư theo phong cách pop art

cafe pop art

Quán cafe này sử dụng pop art làm ngẫu hứng thiết kế

Chính vì vậy, việc tìm hiểu nguồn gốc và những tư tưởng chủ đạo của Venturi, của Chủ nghĩa thực dụng hay “Triết học bình dân” sẽ rất tốt trong việc định hướng tư tưởng – Để những thiết kế thực sự mang phong cách Pop Art.

Hy vọng sau bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về phong cách pop art và sự ứng dụng rộng rãi của nó trong đời sống.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi và ủng hộ.

===> Xem thêm các bài viết khác tại đây: https://kientrucn8.com/kien-thuc-tong-hop/
Xem thêm dịch vụ: sửa chữa đồng hồ, thay pin đồng hồ, thay dây đồng hồ, lau dầu đồng hồ, đánh bóng đồng hồ, chống nước đồng hồ, sửa đồng hồ, thay kính đồng hồ

Phong Cách Eclectic – chiết trung???

I- Khái quát về phong cách Eclectic

Nếu bạn đang bị rối bời bởi số lượng đồ trang trí quá lớn trong phòng mà đang không biết nên lựa chọn cái gì cho phù hợp, thì phong cách Eclectic chính là giải pháp phù hợp nhất dành cho bạn.

Phong cách Eclectic trong kiến trúc và nghệ thuật trang trí mô tả sự kết hợp các yếu tố khác nhau trong một tổng thể duy nhất. Nó bao gồm một loạt các thời kì và phong cách khác nhau, thông qua việc sử dụng màu sắc, hình dạng, tính kết nối mà nó tạo sự liên kết ăn nhập trong không gian.

Phong Cách Eclectic

Tuy nhiên ranh giới giữa Eclectic và sự hỗn loạn là rất mong manh. Nếu muốn tạo ra nội thất phong cách Eclectic thì sự kết hợp của các phong cách trang trí thường không nhiều hơn hai, ba kiểu. Hoặc có thể là các phong cách tương tự nhau, chẳng hạn như thời kì phục hưng hòa quyện với rococo, cổ điển và đương đại.

Phong cách Eclectic đem lại sự phong phu về màu sắc và kết cấu của nhiều đối tượng trang trí, mang đến không gian nội thất sự ấm cúng, thoải mái và đặc biệt nó phản ánh được thế giới nội tâm, tính cách người sở hữu căn phòng.

Xem các thiết kế nội thất của kientrucn8.com tại:

Các thiết kế tiêu biểu của N8

II- Các yếu tố đặc trưng của phong cách Eclectic

1- Thể hiện cá tính riêng

Đối với những người có tính cách mạnh mẽ, có thị hiếu thay đổi và thích khám phá những chân trời mới trong khi vẫn muốn bảo tồn lưu lại nhũng kỉ niệm trong quá khứ, phong cách Eclectic là phù hợp nhất.

Phong Cách Eclectic

Nó cũng thích hợp với những người chỉ muốn tạo ra không gian nội thất thú vị bằng cách kết hợp các yếu tố và đối tượng từ các thập kỉ khác nhau.

Qua đó phong cách Eclectic thể hiện rõ nét cá tính, các mối quan tâm, sở thích riêng của chủ nhân nó. Phong cách Eclectic thật sự không phù hợp với những người nhút nhát, sống nội tâm.

2- Màu sắc

Màu sắc đóng một vai trò quan trọng trong việc kết nối các yếu tố nội thất ở các thời kì phong cách khác nhau vào một tổng thể chung. Đó có thể là sự thống nhất giữa màu chiếc ghế này với gối tựa của chiếc ghế kia và ngược lại.

Phong Cách Eclectic

Những màu sắc đậm và sôi động là tiêu biểu cho những ý tưởng thiết kế phong cách Eclectic.

Xem các thiết kế nội thất của kientrucn8.com tại:

Các thiết kế tiêu biểu của N8

3- Sàn và tường

Sàn gỗ, gạch, hoặc những ván sàn lớn là tốt nhất.

Tường thường đượt trát vữa, sơn hoặc trang trí một cách mượt mà, liền mạch bằng giấy dán tường.

Phong Cách Eclectic

Chọn sàn và tường căn cứ vào phong cách cá nhân. Vật liệu trang trí là rất quan trọng vì nó là nền tảng làm nên cá tính cho không gian nội thất.

4- Bàn ghế

Đồ nội thất nói chung phải phù hợp với phong cách ban đầu bạn đã chọn để kết hợp trong việc tạc ra nội thất phong cách Eclectic của bạn. Những chiếc ghế bọc da, thậm chí nhiều màu có thể được dùng để trang trí nội thất. Nhiều yếu tố đa dạng và hình thức có thể được kết hợp.

Phong Cách Eclectic

Các vật dụng trang trí điêu khắc bằng tay, các loại gỗ, các vật liệu như nhung, da, nhựa,.v.v. Tất cả đều phục vụ cho phong cách Eclectic. Nó thật sự rất đa dạng.

Xem các thiết kế nội thất của kientrucn8.com tại:

Các thiết kế tiêu biểu của N8

Xem thêm dịch vụ: sửa chữa đồng hồ, thay pin đồng hồ, thay dây đồng hồ, lau dầu đồng hồ, đánh bóng đồng hồ, chống nước đồng hồ, sửa đồng hồ, thay kính đồng hồ

Phong cách nội thất Zen – yên ả, tĩnh tâm!

Khái quát về phong cách Zen trong thiết kế nội thất

Nếu bạn đang tìm kiếm sự yên ả, tĩnh tâm thì phong cách Zen là thích hợp nhất dành cho bạn. Phong cách Zen được lấy cảm hứng từ nội thất Nhật Bản với thiết kế đơn giản và cổ truyền. Nó mang lại sự yên tĩnh, cân bằng cho không gian.

Phong cách Zen trong thiết kế nội thất

Một trong những yếu tố quan trọng của tinh thần Zen là tạo không gian hòa hợp với thiên nhiên, thế giới quan xung quanh. Không gian của Zen đề cao sự hòa hợp, đơn giản, yên bình. Đó là lí do mà rất nhiều Spa áp dụng kết hợp phong cách Zen trong thiết kế để đem lại cảm giác thư giãn tốt nhất.

Xem các thiết kế nội thất của kientrucn8.com tại:

Các thiết kế tiêu biểu của N8

Các yếu tố đặc trưng của phong cách Zen

1. Màu sắc

Phong cách Zen trong thiết kế nội thất

Thiết kế nội thất Zen thường sủ dụng màu săc tự nhiên, mềm mại như màu trắng, màu xám, màu xanh lá cây, màu be, hồng nhạt… và có khả năng tạo ra cảm giác thư giãn và yên bình. Sự hài hòa giữa màu sắc và các yếu tố khác nhau là rất quan trọng.

2. Vải

Phong cách Zen trong thiết kế nội thất

Lựa chọn vải dựa trên các quy tắc tương tác với thiên nhiên, nhẹ và thoải mái. Một trong những yếu tố thiết yếu của nội thất Zen là rèm cửa, trong đó tạo ra một cảm giác của sự thân mật, giảm tiếng ồn và cản gió lùa. Đó có thể là vải dệt may tự nhiên bằng linen, len …

3. Ánh sáng

Phong cách Zen trong thiết kế nội thất

Đối với nội thất Zen, một không gian hoàn toàn thư giãn, cố gắng thiết kế đển hạn chế ánh sáng tâp trung mạnh tại một điểm. Điều này sẽ xé toang bầu không khí thư giãn của nội thất Zen. Việc sử dụng ánh sáng khuếch tán, các dải đèn Led và giấu sáng là thành phần không thể thiếu đối với nội thất Zen. Thậm chí có thể sử dụng ánh sáng nhẹ như nến để mang lại cảm giác thư thái tối đa.

Xem các thiết kế nội thất của kientrucn8.com tại:

Các thiết kế tiêu biểu của N8

4. Đồ nội thất

Phong cách Zen trong thiết kế nội thất

Đồ đạc nội thất Zen được đặc trưng bởi những đường nét đơn giản và rõ ràng, tránh những chi tiết vụn vặt, phức tạp và dư thừa. Các vật dụng tối giản, tinh tế và làm bằng những vật liệu tự nhiên mang lại cảm giác ấm áp và thư giãn.

5. Không gian xanh

Phong cách Zen trong thiết kế nội thất

Cây xanh có tác dụng làm dịu thông qua màu xanh nhẹ nhàng và cung cấp không khí trong lành. Để sử dụng tốt yếu tố này trong nội thất Zen cần tránh các loại hoa hoặc cây cối cần đầu tư chăm sóc nhiều hay tỏa ra mùi khó chịu. Các loại bonsai, cây treo là một lựa chọn tốt đối với nội thất Zen.

Xem các thiết kế nội thất của kientrucn8.com tại:

Các thiết kế tiêu biểu của N8

 

Nguồn: Sưu tầm từ nhiều nguồn trên Internet

N8 Architecture

Xem thêm dịch vụ: sửa chữa đồng hồ, thay pin đồng hồ, thay dây đồng hồ, lau dầu đồng hồ, đánh bóng đồng hồ, chống nước đồng hồ, sửa đồng hồ, thay kính đồng hồ

Phong cách Art Deco – cầu kì, phô trương!

I – Khái quát về phong cách Art Deco trong thiết kế nội thất

Phong cách Art Deco bắt đầu xuất hiện ở châu Âu, đặc biệt là Paris trong những năm đầu thế kỉ 20.

Lúc mới xuất hiện phong cách Art Deco không thực sự phổ biến cho mọi tầng lớp. Cho đến những năm 30 của thế kỉ 20, khi nền du lịch trở nên phổ biến hơn. Tư bản Châu Âu tràn vào săn bắn ở Châu Phi và thu được rất nhiều vật dụng trang trí như da động vật, ngà voi, ngọc trai, đồi mồi, .v.v. Những vật dụng đó dần được xuất hiện trong nhà với mật độ dày đặc hơn, đỉnh cao là việc phát hiện ra ngôi mộ của Tutankhamun, kim tự tháp Ai cập, tượng Nhân sư trang trí.

Phong cách Art Deco trong thiết kế nội thất

Hình ảnh minh họa – kientrucn8.com

Phong cách Art Deco chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ phong cách Art Nouveau vốn đã thịnh hành ở Châu Âu trước đó. Tuy nhiên theo dòng chảy của sự phát triển, sáng tạo, Các họa tiết trang trí của nghệ thuật Art Nouveur được thay thế dưới dạng hình học, góc cạnh hơn. Các đường cong, trang trí được sử dụng một cách táo bạo.

Sau quãng thời gian hưng thịnh nó chịu sự suy giảm chung trong những năm cuối 30 và đầu 40 của thế kỉ 20. Khi đó nó bắt đầu được xem là quá cầu kì và phô trương, sau đó theo nhu cầu thắt lưng buộc bụng cho chiến tranh nó nhanh chóng biến mất.

Phong cách Art Deco hồi sinh và hồi sinh lại trong những năm 1960, và một lần nữa vào năm 1980. Nó trở nên phù hợp trong triết lí thiết kế, xuất hiện cùng lúc với ảnh hưởng của phong trào Pop Art.

II- Các yếu tố đặc trưng của phong cách Art Deco

1- Đặc điểm

Giống như phong trào nghệ thuật thủ công và mỹ nghệ, các đường cong của Art Nouveau, Art Deco ôm hết tất cả các loại nghệ thuật trang trí cũng như mỹ thuật.

Phong cách Art Deco trong thiết kế nội thất

Hình ảnh minh họa – kientrucn8.com

Phong cách Art Deco được đặc trưng bởi những đường trơn, dạng hình học, hình thức xắp xếp hợp lí và sáng, màu sắc đôi khi sặc sỡ. Đó có thể là hình thang, zic zắc, hình tam giác, hình chữ V, các đường song song và họa tiết Sunburst.

2- Vật liệu

Phong cách Art Deco được sử dụng vật liệu xây dựng mới, phản ánh rõ sự phát triển của tiến bộ khoa học kĩ thuật. Chẳng hạn như nhôm, thép không gỉ, nhựa, sơn mài, gỗ khảm. Trong khi vẫn sử dụng các vật liệu cao cấp của phong cách Art Nouveau như thủy tinh đúc, sừng, ngà voi. Bên cạnh đó Art Deco cho ra mắt các vật liệu mới lạ như da cá mập, da ngựa vằn.

Phong cách Art Deco trong thiết kế nội thất

Hình ảnh minh họa – kientrucn8.com

3- Màu sắc

Phong cách Art Deco phối màu sắc mạnh như bạc, đen, chrome, vàng, đỏ, kem, xanh, màu be.

Phong cách Art Deco trong thiết kế nội thất

Hình ảnh minh họa – kientrucn8.com

Phong cách Art Deco trong thiết kế nội thất

Hình ảnh minh họa – kientrucn8.com

4- Các vật dụng đặc trưng

– Vải: Vải dạng tấm hoặc hình học và nổi bật với đệm trong cùng một khối màu.

– Sàn nhà: Sàn gỗ đánh bóng là hoàn hảo nhất đối với nội thất Art Deco. Thảm với các họa tiết trừu tượng hoặc gạch đá lát checkerboard đen trắng cũng là một điển hình.

– Tủ: Tủ gỗ, với hình dạng đơn giản phù hợp với ánh sáng, không gian.

– Lò sưởi: Là chi tiết trang trí quan trọng đối với nội thất Art Deco. Được xây bằng bê tông hoặc sắt. Hình khối dạng hình chữ nhật táo bạo và được bao quanh bằng đá lát màu hồng, xanh hoặc màu be.

– Ánh sáng: Đèn chrome hoặc thủy tinh được khắc hay tráng men là đặc trưng của Art Deco

Phong cách Art Deco trong thiết kế nội thất

Hình ảnh minh họa – kientrucn8.com

Phong cách Art Deco trong thiết kế nội thất

Hình ảnh minh họa – kientrucn8.com

Xem các thiết kế của N8 tại đây: https://kientrucn8.com/thiet-ke-noi-that-chung-cu/

Nguồn: ST

Xem thêm dịch vụ: sửa chữa đồng hồ, thay pin đồng hồ, thay dây đồng hồ, lau dầu đồng hồ, đánh bóng đồng hồ, chống nước đồng hồ, sửa đồng hồ, thay kính đồng hồ