ĐĂNG KÝ TƯ VẤN THIẾT KẾ MIỄN PHÍ
Khi cần xây dựng một công trình, công đoạn đầu tiên là lên ý tưởng về kiến trúc. Đối với phần đông những người không có chuyên môn thì họ sẽ chọn một đơn vị thiết kế kiến trúc để thực hiện công việc này. Để đảm bảo tính minh bạch và ràng buộc giữa 2 bên thì việc xây dựng hợp đồng thiết kế kiến trúc là điều vô cùng quan trọng.
Trong bài viết dưới đây chúng tôi giới thiệu cho các bạn một số mẫu hợp đồng kiến trúc chuẩn và cơ bản nhất để bạn có thể tham khảo và lựa chọn.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
HỢP ĐỒNG TƯ VẤN VÀ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC
– Căn cứ vào Bộ luật Dân sự Nước Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
– Căn cứ giấy GCNĐKD Công ty …………………………
– Căn cứ vào các văn bản pháp luật khác có liên quan.
– Căn cứ vào khả năng và nhu cầu hai bên.
Hôm nay, ngày…tháng…năm…., chúng tôi các bên gồm có:
Dịch vụ tham khảo: Công ty luật, văn phòng luật sư tư vấn pháp luật uy tín toàn quốc
BÊN A (BÊN GIAO THI CÔNG): CHỦ ĐẦU TƯ
– Đại diện:
– Địa chỉ:
– Điện thoại: …….. Fax:
BÊN B (BÊN NHẬN THI CÔNG): CÔNG TY ……….
– Địa chỉ Trụ sở:
– VPĐD:
– Điện thoại: ……….. Fax:
– Số tài khoản:
– Mã số thuế:
– Người đại diện: ….Chức vụ:
Hai bên thống nhất ký kết Hợp đồng Tư Vấn và Thiết Kế Kiến Trúc cho công trình nhà ở với các điều khoản sau:
1.NỘI DUNG HỢP ĐỒNG
Bên B sẽ tiến hành thực hiện công việc tư vấn thiết kế cho bên A theo các công đoạn bao gồm:
1.1 Tư vấn và thiết kế cơ sở ban đầu: ( Giai đoạn 1:từ 1 đến 2 tuần )
– Thiết kế mặt bằng, phối cảnh mặt tiền, các mặt đứng, các mặt cắt,- Bố trí phòng, phân bố không gian, thông tầng, mái .
1.2 Thiết kế kỹ thuật triển khai chi tiết: ( Giai đoạn 2: từ 2 tuần đến 3 tuần ) Điều chỉnh không quá 3 lần điều chỉnh với khối lượng điều chỉnh không quá 30% khối lượng trong suốt gia đoạn triển khai thiết kế:
– Thiết kế phối cảnh mặt tiền, phối cảnh phòng khách, các phòng ngủ, bếp và các không gian sinh hoạt chung của gia đình.
– Thiết kế triển khai kiến trúc chi tiết vách, cổng, cửa, tường, trần, đèn, lát gạch, thiết bị vệ sinh, cầu thang, ban công, trang trí, bệ đỡ, lam lấy sáng.
– Thiết kế kết cấu chi tiết móng, cột, sàn, seno, cầu thang, đà giằng, đà kiềng, đà sàn, ban công.
– Thiết kế hệ thống cấp điện, hệ thống chiếu sáng;
– Thiết kế hệ thống cấp, thoát nước;
– Thiết kế hệ thông thông tin, liên lạc: Điện thoại, Cáp Trường Hình, ADSL internet.
– Cung cấp bản dự toán: mang tính tương đối. Trường hợp chào thầu thì Công ty tính theo đơn giá thực tế công ty
1.3.Giám sát quyền tác giả: ( Trong suốt giai đoạn thi công )Thực hiện từ 05 – 10 lần tại công trường, thời lượng mỗi lần tư vấn không quá 120 phút1.
3.1 Giám sát kết cấu (Kỹ sư đảm trách)
– Đào móng, xử lý móng
– Đổ bê tông móng, sàn
– Lắp đặt hệ thống điện nước
1.3.2 Giám sát kiến trúc (Kiến trúc sư đảm trách)
– Sơn nước, dán giấy
– Lát gạch, ốp gạch tường, ốp đá granite
– Xử lý thẩm mỹ mặt tiền công trình
1.4. Hồ sơ thiết kế bao gồm:
– HS Bản vẽ phối cảnh nội, ngoại thất (nếu yêu cầu)
– HS Bản vẽ thiết kế kiến trúc
– HS Bản vẽ kỹ thuật kết cấu
– HS Bản vẽ chi tiết hệ thống điện, nước
2.GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG & PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN:
Diện tích xây dựng:
Đơn giá thiết kế:
Giá Trị Hợp Đồng:
2.1 Phương thức thanh toán: Thanh toán làm 2 đợt
2.1.1 Đợt 1: ~50% tổng giá trị của hợp đồng ngay sau khi ký kết hợp đồng. Thành tiền: ……………. VNĐ
2.1.2 Đợt 2: ~50% tổng giá trị của hợp đồng vào thời điểm khi bên B bàn giao toàn bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật. Thành tiền: ………… VNĐ.
Nếu bên A giao cho bên B thi công toàn bộ công trình, phí thiết kế sẽ được khấu trừ 100% ngay khi ký hợp đồng thi công
3.TRÁCH NHIỆM HAI BÊN:
Trách nhiệm Bên A:
3.1 Có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin, nội dung về diện tích đất, vị trí đất, các tiêu chuẩn xây dựng của địa phương tại địa điểm xây dựng và các yêu cầu của ban quản lý dự án cho bên B để phục vụ công tác tư vấn, thiết kế, giám sát.
3.2 Có trách nhiệm đứng tên trên giấy phép xây dựng và tiến hành thủ tục hoàn công.
3.3 Có trách nhiệm thanh toán đầy đủ cho bên B theo đúng quy định điều 3 của hợp đồng.
3.4 Có trách nhiệm thông báo thời gian và nội dung giám sát quyền tác giả cho bên A biết trước một hoặc ngày để sếp lịch kịp thời.
3.5 Đảm bảo tính hợp pháp của Chủ đầu tư đối với lô đất hoặc công trình xây dựng,
Trách nhiệm Bên B:
3.6 Có trách nhiệm hoàn thành và bàn giao các loại bản vẽ, hồ sơ thiết kế đúng yêu cầu và thời gian cho bên A.
3.7 Có trách nhiệm giám sát quyền tác giả trong suốt thời gian thi công.
4.ĐIỀU KHOẢN LOẠI TRỪ:
Bên B sẽ không chịu trách nhiệm các nội dung sau:
4.1 Thẩm định giá trị xây lắp thực tế.
4.2 Các trách nhiệm thiệt hại về tài sản và vật tư không do lỗi thiết kế trong quá trình thi công.
4.3 Những tư vấn ngoài phạm vi chuyên môn của công ty.
4.4 Những thay đổi của chủ nhà so với hồ sơ thiết kế ban đầu.
5.ĐIỀU KHOẢN CHUNG:
5.1. Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau tiến độ thực hiện Hợp đồng. Nếu có vấn đề gì bất lợi phát sinh, các bên pi kịp thời thông báo cho nhau biết để tích cực giải quyết. (Nội dung được ghi lại dưới hình thức biên bản).
5.2. Mọi sự sửa đổi hay bổ sung vào bản Hợp đồng này phải được sự đồng ý của cả hai Bên và được lập thành văn bản mới có giá trị hiệu lực.
5.3. Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ký cho đến khi hoàn tất việc thanh lý Hợp đồng. Hợp đồng này được lập thành 04 bản, Bên A giữ 02 bản, Bên B giữ 02 bản, và có giá trị pháp lý như nhau.
Sau khi đọc lại lần cuối cùng và thống nhất với những nội dung đã ghi trong Hợp đồng, hai bên cùng ký tên dưới đây.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Trước khi kí hợp đồng thiết kế cần trao đổi ý tưởng với kiến trúc sư. Bạn cần cung cấp thông tin, ý tưởng, nhu cầu về thiết kế của công trình cho kiến trúc sư. Từ các thông tin trên, đội ngũ kiến trúc sư sẽ tư vấn cho bạn về cách bố trí không gian, phong cách thiết kế nội thất, cách lựa chọn vật liệu để phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng như điều kiện tài chính.
Sau khi đã thống nhất được phương án thiết kế, 2 bên sẻ kí kết hợp đồng thiết kế. Trong hợp đồng cần ghi rõ các thông tin sau: phong cách thiết kết, diện tích thiết kế, thời gian thiết kết, chi phí cho bản thiết kế và các thông tin khác.
Các phương án thiết kế sẽ được cung cấp một cách chi tiết nhất dựa trên các số liệu khảo sát thực tế và yêu cầu của khách hàng. Điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về toàn bộ công trình, từ đó nếu có mong muốn thay đổi vị trí nào, bạn có thể yêu cầu đơn vị thiết kế chỉnh sửa để phù hợp với nhu cầu của mình.
Khi xây dựng hợp đồng thiết kế kiến trúc bạn cần bổ sung các phụ lục sau: phụ lục nhân công, phụ lục nội thất thi công, phụ lục bản vẽ, phụ lục phát sinh,… để đảm bảo mọi thứ được minh bạch rõ ràng.
Bài viết trên đây của chúng tôi đã cung cấp cho các bạn các thông tin cơ bản cần thiết về hợp đồng thiết kế kiến trúc cùng với đó là một số lưu ý khi xây dựng hợp đồng. Thông qua bài viết của chúng tôi mong rằng các bạn sẽ xây dựng được bản hợp đồng thiết kế phù hợp nhất.