Cải tạo nhà cũ là một trong những chủ đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để “bỏ túi” bí quyết “hô biến” nhà cũ thành nhà mới trong “nháy mắt”.
Cải tạo nhà ở là gì, các hạng mục cải tạo nhà gồm những gì?
Cải tạo nhà là gì? các hạng mục cải tạo nhà bao gồm những gì? Là một trong những thắc mắc của rất nhiều người. Dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi trên.
Cải tạo nhà là gì?
Cải tạo nhà ở là những việc làm nhằm cải tiến chất lượng ngôi nhà, điều chỉnh hoặc mở rộng không gian nhà ở. Cải tạo nhà ở không giống với việc sửa chữa nhà ở. Đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau từ tính chất, giấy phép và quy trình xây dựng.
Cho nên bạn cần phân biệt được đâu là sửa chữa, thay thế các thiết bị trong nhà. Cải tạo nhà cũ chính là quy trình biến nó thành không gian đẹp và mới hơn.
Do đó, quy trình này cần phải có những thay đổi về mặt bằng, kết cấu hạ tầng, chất lượng ngôi nhà, tính thẩm mỹ và sự an toàn. Để cải tạo được nhà cũ đòi hỏi đơn vị thi công cần có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.
Cải tạo nhà cũ sẽ giúp gia chủ tiết kiệm được ⅓ chi phí so với việc phá dỡ, xây mới. Việc này có thể đảm bảo được chất lượng, công năng sử dụng, cũng như khả năng tài chính của từng gia đình.
Các hạng mục nhà ở bao gồm những gì?
Cải tạo nhà ở sẽ bao gồm các hạng mục cơ bản sau:
Cải tạo không gian kết cấu nhà: Hạng mục này giúp diện tích ngôi nhà được mở rộng đối với những ngôi nhà muốn xây thêm tầng hoặc có diện tích nhỏ hẹp.
Cải tạo nhà cũ thành nhà mới đẹp: Bạn có thể chuyển đổi cách sử dụng công trình hoặc nâng cấp các thiết bị, nội thất trong nhà.
Cải tạo nền nhà, móng nhà: Đối với những ngôi nhà có mặt bằng thấp hơn so với đường hoặc sàn nhà, móng nhà có hiện tượng nứt, sụt lún thì cần phải cải tạo.
Cải tạo hạng mục cầu thang cũ hoặc lắp thang máy.
Cải tạo tường nhà cũ: Tường nhà có dấu hiệu bị thấm, xuống cấp thì cần phải cải tạo lại.
Cải tạo trần nhà thường xuyên bị thấm, dột.
Cải tạo mái nhà: Cải tạo nhà mái bằng, mái thái, sử dụng vật liệu chống nóng, dột, cách âm…
Xử lý các sự cố như: lún, dột, nứt, ồn, nóng…
Cải tạo không gian cho phòng ngủ, phòng khách.
Cải tạo không gian nhà bếp nhỏ hẹp.
Cải tạo nhà vệ sinh, phòng tắm…
Kinh nghiệm cải tạo nhà cũ đẹp, tiết kiệm chi phí
Nếu bạn đang có ý định “tân trang” lại ngôi nhà hoặc các công trình nhà ở thì bạn cần “note” lại những kinh nghiệm “xương máu” dưới đây:
Lựa chọn cách thiết kế phù hợp
Đây chính là tiền đề, là cơ sở giúp bạn đảm bảo quá trình thi công, chất lượng và tính thẩm mỹ của ngôi nhà định cải tạo. Để làm được việc này bạn cần quan tâm đến các vấn đề sau:
Khảo sát công trình để đảm bảo chất lượng ngôi nhà được cải tạo: Việc này giúp bạn nắm được chất lượng ngôi nhà. Từ đó xác định được phương án thiết kế thích hợp nhất. Cụ thể:
Cải tạo nhà cũ bằng việc tu sửa lại trần, tương…
Mở rộng không gian: Thay đổi chức năng, không gian phòng ở qua việc xây thêm tầng, tường hoặc loại bỏ bớt tường nhà…
Cải tạo lại nhà ở bị hư hỏng, xuống cấp, thấm dột… Việc cải tạo này cần phải thi công lại gần như là toàn bộ ngôi nhà. Trong trường hợp chi phí cho việc cải tạo quá nhiều thì bạn nên chọn phương án xây nhà mới.
Thực hiện phương án cải tạo nhà ở một cách chi tiết: Với phương án thiết kế này, khi bạn đã xác định được tình trạng và lập kế hoạch cụ thể về việc cải tạo nhà cũ sao cho vừa đẹp, vừa an toàn thì cần lưu ý:
Xác định được mục tiêu cũng như các hạng mục quan trọng cần được cải tạo, để có thể chọn được phương án thích hợp.
Dự đoán chi phí và tính toán thật kỹ cho việc thực hiện cải tạo nhà cho từng hạng mục.
Chọn đơn vị cải tạo nhà ở uy tín, chất lượng
Để lựa chọn đơn vị cải tạo nhà ở uy tín chất lượng, bạn cần dựa vào các tiêu chí sau:
Đơn vị cải tạo nhà ở có nhiều năm kinh nghiệm trong việc khảo sát, thi công hạ tầng nhà ở về hệ móng, cột, dầm, tình trạng công trình… Từ đó có phương án cải tạo xây tường có thể chịu lực tốt.
Xem xét, đánh giá chất lượng nhà ở, đưa ra phương án hiệu quả nhất để cải tạo không gian nhà ở được hiệu quả nhất.
Có nhiều năm kinh nghiệm trong việc thi công, xử lý tình trạng xuống cấp của nhà cũ như: thấm dột, nứt, ẩm mốc…
Xin giấy phép cải tạo nhà ở
Trước khi bắt tay vào việc thi công cải tạo các công trình xây dựng hoặc nhà ở bạn cần phải quan tâm đến việc nhà ở, công trình của mình định cải tạo có nằm trong diện cần phải làm giấy xin phép cải tạo hay không.
Bởi theo quy định của pháp luật nước ta, việc cải tạo nhà cũ thành nhà mới có thể liên quan trực tiếp đến cấu trúc của ngôi nhà, cũng như công năng sử dụng ảnh hưởng đến môi trường xung quanh thì phải xin giấy phép cải tạo nhà ở.
Hồ sơ, thủ tục của đối tượng cần xin giấy phép gồm có hồ sơ xin cải tạo sửa chữa nhà ở. Sau đó, gửi hồ sơ lên UBND cấp quận/huyện mà bạn đang có nhu cầu cải tạo nhà. Hồ sơ bao gồm:
Đơn xin được cấp giấy phép cải tạo, sửa chữa nhà ở.
Bản thiết kế hạng mục cải tạo nhà ở.
Ảnh chụp hạng mục nhà ở cần cải tạo.
Bản sao các giấy tờ về quyền sở hữu nhà đất, quản lý nhà ở đang cần được đề nghị cải tạo…
Cải tạo nhà ở tiết kiệm chi phí
Dự đoán chi phí cho việc cải tạo nhà cũ trước khi bắt tay vào thi công.
Khảo sát, tham khảo các ý kiến tư vấn cải tạo để có thể lựa chọn một phương án cải tạo thích hợp nhất.
Nếu trang thiết bị, nội thất của ngôi nhà đã quá cũ thì bạn cần xem xét đến việc có nên thay thế chúng hay không. Nếu chúng vẫn đảm bảo chất lượng thì bạn có thể tiếp tục sử dụng để tiết kiệm chi phí.
Ưu tiên việc tận dụng phong cách thiết kế đầu tiên. Không nên phá bỏ hoặc xây dựng lại quá nhiều hạng mục.
Hạn chế tối đa việc thay đổi màu sắc mới quá chênh lệch so với màu cũ. Bởi, việc này sẽ vô tình làm cho không gian của ngôi nhà không phù hợp với nội thất.
Lựa chọn cải tạo chất liệu của ngôi nhà sao cho tối ưu với không gian và chi phí thi công.
Hạn chế việc cải tạo trần nhà để tiết kiệm chi phí cải tạo. Trường hợp trần nhà bị thấm dột, nứt thì cần phải cải tạo. Nếu bạn vẫn muốn thay đổi hạng mục trần nhà thì bạn có thể chọn thay đổi màu sơn.
Nếu không tìm được phương án thay thế thì bạn chỉ nên thay đổi về vị trí cần cải tạo trong nhà vệ sinh, nhà bếp. Việc thay đổi các vị trí trên sẽ làm ảnh hưởng đến các hạng mục khác như: đường điện, đường ống dẫn nước…
Khi cải tạo nội thất bạn cần tính đến chi phí cho một bộ nội thất mới phù hợp với phong cách thiết kế, chi phí…
Không nên đập đi xây lại sàn nhà.
Thay vì chọn phương án dán giấy bạn nên cải tạo bằng cách sơn lại tường.
Để tiết kiệm được chi phí và tăng năng suất làm việc bạn cần có phương án sắp xếp thợ sửa chữa, cải tạo nhà sao cho hợp lý.
Chỉ nên sửa chữa, cải tạo đối với các hạng mục quan trọng trong nhà.
Nên lựa chọn đơn vị cải tạo, thiết kế nhà giá rẻ, chất lượng.
Cách cải tạo kết cấu, thiết kế nội thất nhà cũ chất lượng
Dưới đây là những bí kíp giúp bạn cải tạo được kết cấu và không gian nội thất chất lượng, đảm bảo được tính thẩm mỹ, an toàn:
Cách cải tạo kết cấu nhà cũ đảm bảo an toàn
Để có thể cải tạo được kết cấu ngôi nhà cũ bạn cần quan tâm đến các yếu tố như: cải tạo trần, tường, khung móng…
Quá trình cải tạo nhà cũ cần phải đảm bảo kỹ thuật để có thể xử lý được các vấn đề về kết cấu công trình. Cụ thể:
Cải tạo, xử lý tình trạng chân tường bị lún, nứt: Đối với vấn đề này thì cần phải bỏ hết phần lớp vữa được trát từ chân tường cho đến 3 gàng gạch nằm ở vị trí cũ. Sau đó, trát lại bằng lớp xi măng mác cao và 1 lớp vữa mác cao bảo vệ.
Cải tạo tình trạng sàn nhà bị lún, nứt: Phá bỏ những bức tường gây ra tình trạng nứt, lún sàn nhà. Nếu tường cần được xây lại thì bạn hãy cấy dầm lên sàn cũ để gác lên tường chịu lực.
Xử lý tình trạng cổ tường sân thượng, ban công bị nứt: Bạn phá bỏ một phần bên ngoài của tường rồi trát vào một lớp xi măng mác cao. Cuối cùng xây vát góc để tránh hiện tượng tường bị đọng nước.
Kỹ thuật cải tạo dầm: Để cải tạo lại nhà ở có không gian nhỏ hẹp hay cải tạo kết cấu hạ tầng một số vị trí thì bạn nên cấy sàn hoặc cấy dầm mới.
Cách cải tạo kết cấu nhà để tối ưu diện tích
Việc cải tạo kết cấu nhà ở không chỉ giúp đảm bảo chất lượng ngôi nhà, mà còn giúp gia chủ thay đổi mục đích sử dụng. Trong đó:
Cách cải tạo cầu thang cũ
Để cải tạo kết cấu hạ tầng cầu thang cũ được làm bằng bê tông có diện tích lớn thì bạn có thể thay thế bằng cầu thang gỗ, kính cường lực hoặc hình xoắn… Nhờ đó thiết kế ngôi nhà sẽ sang trọng, chất lượng hơn.
Cải tạo trần nhà, ban công
Cải tạo trần phẳng, trần thấp: Bạn có thể thay đổi màu sơn trần nhà hoặc lắp thêm đèn. Ngoài ra, bạn cũng có thể vẽ trang trí 3D để giúp cho không gian sinh động, thú vị.
Cải tạo ban công: Đây là cách cải tạo giúp cho không gian ngôi nhà thoát khỏi tình trạng thiếu sáng, chống nắng. Có rất nhiều cách cải tạo như: trồng cây, sử dụng sàn gỗ cho ban công…
Cải tạo nhà vệ sinh xuống cấp, diện tích nhỏ
Một trong những cách cải tạo nhà vệ sinh nhà tắm bị rò rỉ nước, thay đổi dịch tích, cần phải cải tạo lại góc lưu trữ sạch sẽ, chống thấm hoặc ốp tường…
Cải tạo tường, sàn nhà cũ
Sàn nhà cũ được lát bằng hay sàn gỗ thì nên lát bằng gạch có hoa văn bắt mắt, hiện đại.
Bạn có thể đổi màu sơn sáng hơn đối với nhà cũ. Bên cạnh việc thay đổi màu sơn, bạn nên quan tâm đến vấn đề phong thủy để chọn màu sơn phù hợp với cung mệnh.
Cải tạo nội thất để thay đổi không gian, tiện ích
Việc cải tạo nội thất cần phải đảm bảo các chi phí như: nội thất trong phòng bếp, nhà khách, phòng vệ sinh… Nếu muốn tiết kiệm ngân sách bạn có thể sửa chữa, tận dụng hay sơn mới lại chúng. Cụ thể:
Cải tạo nội thất nhà bếp cũ hoặc nhỏ
Cải tạo lại tường và trần của phòng bếp.
Nâng cấp tủ bếp để tiết kiệm không gian.
Ưu tiên chọn nội thất ít họa tiết, đơn giản.
Cải tạo phòng ngủ
Cần dựa vào diện tích phòng ngủ, hướng ánh sáng để lựa chọn nội thất sao cho phù hợp nhất. Nên ưu tiên lựa chọn giường di động hoặc nội thất thông minh đối với phòng ngủ có diện tích nhỏ hẹp.
Báo giá chi phí cải tạo nhà cũ chất lượng, giá rẻ
Dưới đây là bảng báo giá chi phí cải tạo nhà cũ chất lượng, giá rẻ mà bạn có thể tham khảo thêm:
Một số mẫu cải tạo nhà cũ đẹp, tiết kiệm chi phí
Sử dụng nội thất gỗ giúp cho không gian của phòng khách được sang trọng, tinh tế.
Sửa chữa, cải tạo nhà cũ với việc thiết kế vị trí cửa sổ giúp cho không gian của ngôi nhà được tươi mát.
Phòng ngủ sau khi được cải tạo vừa tiết kiệm được diện tích, vừa giúp cho căn phòng ấm cúng, hiện đại, sạch sẽ.
Phòng bếp trở nên ngăn nắp, tiện nghi hơn khi áp dụng gam màu trắng. Hơn nữa, không gian nhà bếp cũng trở nên rộng rãi so với thiết kế ban đầu.
Cải tạo không gian sân thượng giúp cho gia chủ tận dụng được không gian uống trà, phơi đồ…
Cải tạo nhà cũ là một vấn đề dành được sự quan tâm của rất nhiều người. Để có thể lựa chọn được cách tu sửa, cải tạo kết cấu hạ tầng cũng như không gian của ngôi nhà bạn cần tìm hiểu thật kỹ đơn vị thi công, cũng như nắm rõ được các quy định cụ thể.